Những điều cần biết khi nuôi chó già nhiều tuổi

Một chú chó già đi theo năm tháng và sẽ có những thay đổi nhất định. Chúng có thể đã dành cả cuộc đời bên chủ nhân. Thế nhưng không ít người lại chỉ thích chăm sóc những chú cún con mà làm ngơ với những chú chó lớn tuổi. Bạn sẽ không thể hiểu được nuôi một chú chó già nó tuyệt vời như thế nào. Longkhanhpets.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sự tuyệt vời đó như thế nào thông qua bài viết dưới đây.

Nhận nuôi một chú chó già, tại sao lại không?

Chó già dễ huấn luyện

Bạn nghĩ rằng mình không thể dạy một con chó già nua với những bài học mới mẻ? Điều đó thật sai lầm. Những chú chó nhiều tuổi khá giỏi trong việc tập trung. Đó là việc tập trung vào mệnh lệnh của chủ nhân. Đồng thời rất nhanh hiểu các nhiệm vụ cần thực hiện. Một con chó già sẽ bình tĩnh hơn so với những cún nhỏ.

Việc huấn luyện các bài tập đơn giản tại nhà sẽ giúp cho chú chó thêm khỏe mạnh. Những bài tập vận động này sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn. Tránh được một số bệnh già của chó hay gặp liên quan tới xương. Đồng thời kéo dài tuổi thọ cho chó cưng.

Chó già nhưng lại sống rất tình cảm

Những người đã nuôi một chú chó già luôn có những trải nghiệm cực kỳ ý nghĩa. Những chú chó già rất chân thành và dành trọn tình yêu cho chủ nhân. Chúng mang lại cho con người cảm giác bình yên và an toàn.

Những chú chó đã trưởng thành không cần tới sự giám sát thường xuyên của bạn. Còn cún con thì hoàn toàn ngược lại. Vì thế, bạn có nhiều khoảng thời gian thoải mái hơn để tự do làm việc của mình. Nếu bạn có con nhỏ hoặc thích có những khoảng thời gian “một mình”, đây chính là một điểm cộng.

Chó già có cuộc sống thật đơn giản

Chó già thường có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc cũng đã học được cần phải làm gì để hòa nhập với môi trường xung quanh.Vì thế, chẳng mấy chốc chúng sẽ thành một thành viên trong gia đình. Dù cho bạn mới nhận nuôi chúng vài giờ trước đó.

Các tầng nhà, giầy dép và đồ nội thất sẽ ít hư hại hơn. Chúng đã được huấn luyện đi vệ sinh đúng nơi quy định và ngay cả nếu chưa, chúng có khả năng học điều đó thực sự nhanh chóng. Có những người luôn mong muốn có một chú chó cho riêng mình để bầu bạn. Nuôi một chú cún con đồng nghĩa với việc sẽ cần chăm sóc nó từ 8 – 20 năm. Điều này thì không phù hợp với những người lớn tuổi hoặc những người đã có kế hoạch lâu dài cho tương lai. Do đó, họ có thể lựa chọn mang đến mái ấm yêu thương cho một chú chó già. Lý do không hẳn vì ít phải chăm sóc chúng kĩ hơn mà chỉ là trong thời gian ngắn hơn.

Chăm sóc chó già cuộc sống thêm vui

Có thể ví cún già như những người chỉ xem ti vi suốt ngày và hiểu rõ chính mình. Hãy nghĩ rằng chúng như là những chú chó đã về hưu. Chúng không phải là cún con tràn đầy năng lượng thường xuyên làm lộn xộn căn nhà của bạn. Không hẳn là những chú chó già không có bất kì hoạt động nào. Chúng vẫn vận động nhưng chỉ là không cần hoặc không muốn chạy mỗi ngày mà thôi.

Tại những nơi bán chó, những chú chó già thường là những con cuối cùng được nhận nuôi và là đối tượng đầu tiên được cho chết nhân đạo. Cứu mạng sống của một động vật sẽ mang tới cho bạn một cảm xúc không gì sánh nổi. Bạn sẽ cảm thấy mỗi ngày ở cùng nhau là một phần thưởng đáng giá.

Không những là người bầu bạn, những chú trò già con giúp bạn cảm thấy yêu quý và trân trọng cuộc sống hơn. Và tất nhiên, những giây phút cuối cùng được bên cạnh chủ nhân sẽ là điều mà một chú chó già cảm thấy hạnh phúc nhất.


Những vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó già

Chó già và yếu đi là điều không thể tránh khỏi ở người bạn của chúng ta. Dù đó là điều không ai mong muốn. Giống với con người, những dấu hiệu lão hóa sẽ ngày càng rõ rệt theo quá trình phát triển của chó. Điều này đối với chúng ta thật tồi tệ nhưng thay vì buồn bã, bạn hãy chú ý chăm sóc chó của mình để tăng cường chất lượng sống và sức khỏe cho người bạn bốn chân. Để có thể làm được điều này, việc chú ý đến những dấu hiệu lão hóa là quan trọng nhất.

Chậm chạp, ít chạy nhảy hơn

Bỗng một ngày, chú chó thân thiết của bạn ít đi lại và chạy nhảy hơn mà có xu hướng đi chậm lại, đây có thể là dấu hiệu cho thấy chó đã bị viêm khớp. Viêm khớp rất phổ biến ở những chú chó già. Ngoài việc đi chậm lại, còn một vài dấu hiệu khác như chú chó trở lên cáu kỉnh và hung dữ hơn. Lúc này, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cho chó của bạn với thuốc giảm đau.

Chó vào giai đoạn già thường ngủ nhiều hơn so với trước đây. Điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu chó ngủ nhiều một cách bất thường thì đó cũng là dấu hiệu của việc bị thiếu máu. Bạn nên chú ý đến điều này.

Tăng cân bất thường

Theo các bác sĩ thú y, tăng cân là dấu hiệu ban đầu ở những chú chó lớn tuổi. Và là một trong những dấu hiệu của giai đoạn lão hóa đầu tiên. Lúc này, bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn và hàm lượng calo trong thức ăn xuống mức hợp lý. Sử dụng các loại thức ăn chuyên dụng cho thú cưng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng cho chó dễ dàng hơn.

Răng miệng ở chó

Các bệnh về răng miệng là một trong những dấu hiệu rõ nhất về lão hóa ở chó. Và cũng là vấn đề về sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm. Thông thường chó ít khi có hơi thở thơm tho nhưng nếu mắc bệnh về răng miệng chúng sẽ có mùi đặc biệt nặng. Chỉ cần chơi với chó hàng ngày bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác lạ trong hơi thở của chúng.

Tai và mắt

Chó già thường gặp trở ngại về khả năng nghe và nhận biết hình ảnh. Nếu chú chó của bạn không còn chạy đến khi bạn gọi tên thì không phải vì nó cứng đầu. Mà có khả năng chú chó của bạn có vấn đề về tai.

Mắt mờ là triệu chứng điển hình ở chó lớn tuổi, nó bắt đầu xuất hiện khi chú chó của bạn già đi. Tuy nhiên, nếu chó của bạn còn nhỏ hoặc đang thanh niên mà khả năng nhìn kém thì có thể cún đã mắc các bệnh về mắt. Ví dụ như chó bị đục thủy tinh thể , chó bị teo võng mạc , chó bị viêm giác mạc … Để chắc chắn bạn hãy đưa cún đến gặp bác sĩ và kiểm tra chính xác. Tránh khả năng có bệnh mà không chữa trị.

Vệ sinh

Khi lớn tuổi, bộ lông của chó sẽ mất đi độ bóng mượt như lúc còn trẻ. Chó già thường rụng nhiều lông và bộ lông có xu hướng thô hơn. Lúc này, bạn cần một thực phẩm hỗ trợ chăm sóc da và lông cho cún. Đi vệ sinh không kiểm soát là một vấn đề thường gặp ở những chú chó già. Việc này khá bình thường nếu tần suất xảy ra ít. Tuy nhiên nếu việc này thường xuyên xảy ra, bạn cần đưa chó đến cơ sở y tế. Bởi nó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu chủ quan.


Nguyên nhân chó già không nhận ra chủ và từ chối lệnh

Hầu hết chủ nuôi nghĩ rằng đây chỉ là dấu hiện của quá trình lão hóa tự nhiên của chó già. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn nhận thức (RLNT). Nếu bạn nghĩ rằng chó già có những dấu hiệu của bệnh rối loạn nhận thức. Hãy mang chó đi khám ngay. Hiện tại, bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn có thể dùng Anipryl để điều trị triệu chứng trên. Nếu loại thuốc này có tác dụng tốt ở chó già nhà bạn. Chúng sẽ phải uống thuốc trong suốt quãng đời còn lại.

Làm gì để giúp đỡ chó già mắc bệnh rối loạn nhận thức?

Chúng ta có thể tăng cường hoạt động não cho chó. Làm chậm lại sự tiến triển của bệnh rối loạn nhận thức. Theo những nghiên cứu khoa học mới nhất, hoạt động thể lực thường xuyên với đồ chơi tương tác sẽ kích thích trí não. Chế độ ăn uống giàu chất chống oxi hóa sẽ giúp duy trì sức khỏe tinh thần của chó già.

Bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ thú y trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng hay luyện tập. Ngoài ra, môi trường sinh sống xung quanh chó già cần phải ổn định, quen thuộc, thân thiện và an toàn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bạn, bố mẹ cũng như người chăm sóc chó già.

Hãy kiên nhẫn, kiên trì và đầy yêu thương. Hãy làm những điều tốt nhất cho những chú chó bị rối loạn nhận thức như thế này. Tình yêu thương cũng là một phần rất quan trọng đối với chúng. Đối với những chú chó như vậy thì chúng rất cần được chăm sóc tận tình. Chúng sẽ cảm thấy mình ăn toàn hơn để không có những hành vi thiếu kiểm soát.

Thuốc chữa bệnh rối loạn nhận thức

Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa bệnh rối loạn nhận thức. Nhưng đã có loại thuốc hạn chế triệu chứng và cải thiện đời sống sức khỏe cho chó cưng. Thuốc Selegiline hoặc L-deprenyl (Anipryl) gia tăng lượng Dopamine trong não chó.

Dopamine là loại chất hóa học dẫn truyền xung động thần kinh trong não. Nó giúp cho não nhạy bén hơn và ghi nhớ tốt hơn, cải thiện đời sống của chó già. Tuy nhiên, cũng như những loại thuốc khác, Anipryl cũng có tác dụng phụ. Chúng có thể tương tác xấu với các loại thuốc khác, cũng như không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao.


Những bệnh của chó già làm hạn chế khả năng vận động

Các căn bệnh mãn tính có thể làm hạn chế vận động ở những chú chó. Đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Sự suy thoái của các khớp do sự kéo căng kéo dài có thể xảy ra khi vật nuôi về già. Hoặc là vấn đề của vật nuôi bị thừa cân.

Vấn đề bẩm sinh như chứng loạn sản xương hông, xương khuỷu tay. Nó có thể nhẹ đối với một chú cún con nhưng nó sẽ xấu đi theo thời gian. Các chú chó lớn tuổi cũng có thể bị hạn chế trong vận động. Có thể là do những chấn thương khi chơi đùa. Những cú trượt ngã tưởng như rất nhỏ này có thể gây ra đứt dây chằng trước hoặc sau và gây đau đớn cho chú chó của bạn.

Sự suy giảm trong khả năng vận động của cún cưng cũng có thể là do suy giảm chức năng tim. Nó do các bệnh của chó liên quan tới tim và van tim. Nếu bạn nhận thấy chú chó của bạn bị hụt hơi hoặc không di chuyển tốt như bình thường nên mang chúng đi kiểm tra.

Vận động có quan trọng đối với chó già?

Rất quan trọng. Các bài tập luyện và sự giám sát của chủ nuôi rất quan trọng đối với bất kì giai đoạn nào trong đời sống của chó. Ngay cả đối với những chú chó trưởng thành thì việc vận động là rất tốt. Giúp giảm thiểu các vẫn đề về cơ khớp của thú cưng.

Tuy nhiên, với chó già, bạn cần điều chỉnh mức độ. Và cường độ luyện tập phù hợp với thể chất của chó. Nếu chó già không sử dụng cơ bắp. Chúng sẽ mất khối lượng cơ, và dần dần gặp khó khăn trong việc di chuyển. Cũng giống như con người vậy. Khi đã già yếu thì chỉ nên vận động nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của cún cưng.

Việc vận động phụ thuộc vào sức khỏe của cún cưng. Hãy quan sát thật kỹ sức khỏe của chú chó già để tập luyện các bài tập phù hợp. Mỗi ngày chỉ cần vận động cùng chú chó 30 phút để củng cố cơ khớp cho chúng. Nên nhớ không nên cho chú chó già vận động nặng như kéo đồ vật. Việc này sẽ dẫn đến có khớp của chúng có vấn đề. Nếu như quá sức sẽ bị chật khớp hay gãy.

Vận động trong nhà cho chó lớn tuổi

Cung cấp một môi trường đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần sẽ giúp cho chú chó của bạn cảm thấy trẻ trung và năng động. Làm thế nào để bạn thực hiện điều này? Bạn nên mang về nhà một vài món đồ chơi. Kết hợp phân chia các bữa ăn với liều lượng nhỏ hơn để cải thiện các chức năng thể chất và tinh thần. Duy trì chế độ giúp giảm cân cho vật nuôi béo phì.

Nếu chú chó có thể đi lên xuống cầu thang thì hãy để chúng đi lại  từ từ. Di chuyển nhẹ nhàng để giữ cho các khớp xương chuyển động và cơ bắp được nới lỏng. Nếu leo cầu thang nằm ngoài khả năng hãy đầu tư lắp một đường dốc giữa cầu thang.

Vận động ngoài trời cho chó già

Một chú chó lớn tuổi nên thường xuyên đi bộ suốt cả tuần. Nên đi trong khoảng thời gian ngắn và cố gắng không lạm dụng nó. Nên nói chuyện với bác sĩ thú y để bạn biết chắc chắn khả năng của thú cưng. Sau đó, xác định khoảng cách đi bộ hàng ngày phù hợp cho chúng.

Bơi lội là một hoạt động tuyệt vời khác giúp vận động các cơ bắp mà không làm tổn thương khớp. Bơi lội cũng là một phần tuyệt vời trong phương pháp trị liệu một số loại chấn thương cho cún cưng. Hãy hạn chế các trò chơi kéo dài, bơi lội trong thời gian dài và đi bộ quá lâu. Các hoạt động này, mặc dù mang lại niềm vui cho chú chó nhưng sẽ gây cho chúng mệt mỏi sau đó. Bạn cũng nên chú ý đến sự nhạy cảm với cả thời tiết nóng và lạnh của chú chó lớn tuổi. Cho cún cưng uống đủ nước và ở trong bóng râm khi trời nóng.

Đẩy lùi các bệnh của chó già

Kiểm soát cân nặng và chăm sóc tổng thể cho chú chó lớn tuổi vô cùng quan trọng. Hãy chắc chắn rằng, chúng được chăm sóc chu đáo. Được cắt móng chân gọn gàng. Duy trì cân nặng lý tưởng để có thể di chuyển xung quanh một cách thoải mái. Cần cho các chú chó bị đau nhẹ hoặc vừa phải chỗ ngủ thoải mái. Điều này cũn sẽ giúp xoa dịu các cơn đau khi chúng đang ngủ hoặc thức dậy từ một giấc ngủ ngắn.

Hãy chụp X-quang nếu cần thiết. Có thể bao gồm: tập thể dục, châm cứu, phương pháp áp lạnh hoặc nắn khớp xương. Phát hiện sớm là chìa khóa để hình thành một chương trình tập luyện phù hợp. Nếu có thể nhận ra những thay đổi sớm, bạn có thể giải quyết vấn đề từ giai đoạn đầu. Cún cưng sẽ hết bệnh một cách nhanh chóng.


Chế độ và nhu cầu dinh dưỡng cho chó già

Thế nào được gọi là chó già?

Thế nào được gọi là chó già? Vốn dĩ tuổi thọ trung bình của các giống chó khác nhau thì tuổi được gọi là chó già ở mỗi giống sẽ khác nhau. Vậy chó sống được bao nhiêu năm thì được cho là đã già. Chó già là những chú chó đang sống trong 1/3 những năm cuối trong vòng đời của chúng.

Ví dụ vòng đời trung bình của giống chó cỡ lớn là 9 năm. Thì chó từ 6 – 9 tuổi được xem là chó già. Hay giống chó cỡ nhỏ chó sẽ là năm 10 – 15 tuổi. Vì vòng đời trung bình của Poodle là 15 năm. Tượng tự bạn có thể tính được tuổi già của chó Becgie, Rottweiler…

Khẩu phần ăn cho chó già

Chó già cần một chế độ ăn uống phù hợp và cân bằng dinh dưỡng. Bao gồm hàm lượng ít Calories và chất béo nhưng nhiều chất xơ và protein. Bạn có thể cho chó già ăn thức ăn như trước với lượng nhỏ. Hoặc cho ăn theo chế độ ăn uống mới phù hợp với chó già.

Hàm lượng protein dinh dưỡng cho chó già trong các loại thức ăn thú nuôi công nghiệp thường là 18%. Và cho chó mắc bệnh suy thận là 14%. Chế độ ăn uống của chó già bị suy thận nên thấp protein, để thận có thể làm việc tốt hơn.

Hàm lượng chất béo thì thường giao động từ 10 – 12%. Vì chó tuổi già dễ bị táo bón, nên chế độ ăn uống nên có nhiều chất xơ từ 3 – 5%. Bạn có thể thêm cám lúa mì vào thực đơn ăn uống hằng ngày để tăng thêm lượng chất xơ. Ngoài ra, bạn nên cho chúng ăn thức ăn khô, hạt để giảm các bệnh về răng miệng.

Nếu chú chó của bạn không có vấn đề về sức khỏe, không thừa cân và đang hoạt động bình thường thì vẫn có thể ăn được đồ ăn cho chó trưởng thành. Tuy nhiên, bạn nên cho chó già ăn thức ăn phù hợp với độ tuổi. Bạn có thể nhờ sự tư vấn từ bác sĩ thú y.

Chế độ dinh dưỡng cho chó già

Cũng giống như sức khỏe của người, những chú chó già rất cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Việc sử dụng thuốc bổ sung dinh dưỡng cho chó già là cần thiết. Khi lớn tuổi, chó thường hay mắc các bệnh về khớp xương. Vì thế, hãy liên hệ với bác sỹ thú y để lên kế hoạch nâng cao sức khỏe cho người bạn già này.

Các hoạt chất như Glucosamine và Chondroitin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe của khớp xương. Vì thế, hãy tích cực bổ sung lượng dinh dưỡng cho chó già này kết hợp với chế độ vận động phù hợp. Đồng thời kiểm soát cân nặng để xương khớp vận động linh hoạt hơn.

Thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng được khuyến khích dùng nếu thức ăn chưa đáp ứng hết nhu cầu dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là, nguồn dinh dưỡng cho chó thiếu cân bằng về các lượng chất.

Việc bổ sung gel dinh dưỡng có tác dụng tốt cho chó già. Vì chúng thường hấp thu kém các vitamin, chất khoáng và chất điện giải qua đường ruột. Những vitamin thiết yếu như vitamin A, E và C đóng vai trò trong việc làm chậm quá trình lão hóa. Vì vậy, hãy cho chó sử dụng viên bổ sung dinh dưỡng khi thích hợp.

Chăm sóc cho chó già

Khi chó nhà bạn bắt đầu có dấu hiệu gầy ốm đi và ăn uống kém hãy gặp ngay bác sĩ thú y. Sau đó, bạn nên thay đổi dần chế độ dinh dưỡng cho chúng. Để khuyến khích chó già ăn nhiều hơn, bạn có thể thử các cách sau:

  • Hãy nghiền nhỏ hạt hoặc làm ẩm hạt với nước để chó dễ ăn hơn.
  • Hâm nóng thức ăn hộp hoặc làm ướt thức ăn khô trong lò vi sóng để làm tăng hương vị thức ăn. Bạn nên khuấy đều thức ăn và để nguội trước khi cho ăn.
  • Thêm nước sốt cá ngừ hộp, nước sốt từ thức ăn chó đóng hộp… vào thức ăn hàng ngày để tăng thêm khẩu vị cho chú chó.
  • Đổi sang thức ăn đóng hộp nếu bạn thường xuyên cho chó ăn hạt.
  • Chia nhỏ bữa ăn của chó, cho chó ăn nhiều bữa, chó sẽ hấp thu nhiều lượng thức ăn hơn.
  • Một số chó đặc biệt thích ăn thức ăn của mèo. Và bạn không nên cho chó ăn thức ăn của mèo vì hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ dễ gây bệnh béo phì ở chó.

Phòng bệnh cho chó già từ chuyên gia

Phòng bệnh cho chó già như thế nào? Chó mèo cũng giống như con người, khi về già chúng dễ mắc rất nhiều bệnh tật. Ví dụ như béo phì, tiểu đường, viêm thận, bệnh tim… Trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng của thú cưng. Mặc dù tuổi thọ của chó không dài như con người, nhưng ai cũng muốn chúng sống lâu và khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng bệnh cho chó già

Đối với chó mèo già, bệnh tim và thận là những bệnh thường gặp nhất của chó. Mà hai căn bệnh này thường đi kèm với chứng béo phì. Bệnh có thể gặp ở chó ở mọi lứa tuổi. Nhưng với chó già sẽ rất khó điều trị. Thường khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng và không thể chữa khỏi.

Do đó điều quan trọng nhất khi phòng bệnh cho chó là kiểm soát cân nặng. Chủ chó cần cân đối các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Làm sao để cung cấp đủ nhu cầu của chó, nhưng không làm chó bị tăng cân quá nhanh.

Nếu chó không quá gầy hoặc bị rối loạn tiêu hóa thì không cần bổ sung chất đạm. Một vài loại thức ăn cho chó lớn tuổi còn giảm bớt thành phần chất đạm. Có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của thận. Nếu chó có xu hướng béo phì, chủ nuôi cần chuyển sang loại thức ăn có lượng calo thấp. Giảm gánh nặng lên hệ tiêu hóa.

Thành phần dinh dưỡng giúp phòng bệnh cho chó

Chó già không cần bổ sung quá nhiều canxi. Nhất là khi bạn đang sử dụng loại thức ăn có hàm lượng photpho thấp. Bởi vì tỉ lệ canxi – photpho cân bằng mới là bí quyết để cơ thể chó khỏe mạnh. Tỉ lệ 1:1 là lý tưởng nhất.

Nếu chó bị sút cân nhưng không có bệnh nguy hiểm, có thể cho ăn thức ăn dành cho chó con. Với lượng vừa phải. Do thức ăn cho chó con có thành phần dinh dưỡng phong phú. Đồng thời bổ sung chất xơ tự nhiên, giảm bớt hiện tượng táo bón kéo dài.

Để phòng bệnh tim mạch cho chó, cần hạn chế lượng muối trong thức ăn. Không được tùy tiện cho chó ăn thức ăn của người như khi nó còn trẻ. Ăn nhiều muối là nguyên nhân chính dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận ở chó mèo.

Chế độ ăn để phòng bệnh cho chó già

Khi chó đến tuổi lão hóa, chúng cần một chế độ ăn hợp lý. Nên giảm bớt lượng thức ăn trong mỗi bữa, nhưng tăng số bữa ăn trong ngày. Có tác dụng giúp chó tiêu hóa dễ dàng hơn, các chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa.

Tuyệt đối không được cho rằng chó đã già, cần được bổ sung thật nhiều dinh dưỡng. Điều này chỉ làm cơ thể chó lão hóa nhanh hơn. Dẫn tới nhiều căn bệnh tiềm tàng nguy hiểm.

Chó già thường suy giảm trí nhớ, không còn linh hoạt như chó con. Để trì hoãn quá trình này, chủ nuôi nên cho chó ăn thêm thức ăn giàu axit béo không bão hòa. Ví dụ như các loại cá biển. Lựa chọn thực phẩm ít calo. Kết hợp chế độ ăn với tập luyện vừa đủ. Giúp trí não của chó liên tục hoạt động. Duy trì phản xạ của chó.

Ngoài ra còn phải cung cấp đầy đủ nước cho chó, nhất là vào mùa hè. Về mua đông phải tăng số lượng bữa ăn, bổ sung năng lượng cho chó.

Một số lưu ý để phòng bệnh cho chó già

Rất nhiều chó mèo già thường mắc bệnh khớp cổ. Mỗi lần cúi đầu ăn cơm đều rất khó khăn. Do đó nhiều chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các loại giá đỡ bát ăn. Giúp chó mèo không phải cúi thấp khi ăn. Giảm nguy cơ đau cổ khi về già.

Chó mèo rất giỏi trong việc che dấu bệnh tật. Nhiều căn bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Người nuôi nên thường xuyên đưa thú cưng tới bệnh viện để kiểm tra. Phát hiện bệnh sớm sẽ điều trị hiệu quả hơn.

Chăm sóc chó già cũng giống như người già. Cần có sự quan tâm, chăm sóc, phòng bệnh cho chó đúng cách. Giúp cún cưng vượt qua tuổi già một cách yên ổn, khỏe mạnh. Vừa giúp chó hạnh phúc hơn, vừa giảm bớt gánh nặng chăm sóc của chủ nhân.

Người bạn thân nhất của con người đang phải chiến đấu với một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của nhân loại đó là tuổi già. Cũng giống như con người, những chú chó về già sẽ gặp những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Đây là một thách thức mà bạn và vật nuôi có thể cùng nhau đối mặt. Chúc bạn luôn vững tin và chăm sóc thú cưng của mình thật tốt!

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn