Cách chỉnh sửa thói quen chó hay cắn tay chủ

Theo các bác sĩ thú y, chó hay cắn tay chủ đôi khi không phải là để tấn công. Chúng có thể cắn nhẹ khi chơi đùa. Hành vi hay cắn ở chó thường biểu hiện ở giai đoạn 3 – 7 tháng tuổi. Khi chúng bắt đầu thay và mọc răng. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh hành vi chó hay cắn tay chủ ngay từ nhỏ, có thể hình thành thói quen xấu cho cún con cho tới khi chúng trưởng thành. Vậy nguyên nhân và cách chỉnh sửa hành vi này ra sao? Hãy cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu nhé.

Tại sao chó con hay cắn tay chủ?

Chó hay cắn gặm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 2 lý do chính:

Chó hay cắn tay chủ do mọc răng, thay răng

Khi cún con của bạn được khoảng 3 – 4 tháng tuổi, răng sữa của chúng sẽ bắt đầu rụng, nhường chỗ cho khoảng 42 răng trưởng thành. Quá trình này rất khó chịu đối với chó con, nướu răng của nó sẽ bị đau nên chúng sẽ muốn nhai bất cứ thứ gì có thể làm dịu cơn đau đó. Và nạn nhân thường là những đôi dép da đắt tiền, ghế sofa… Thậm chí là cả tay chân của chủ nhân.

Việc mọc răng khiến chó con khó kiểm soát hành vi cắn gặm mọi thứ xung quanh. Nhưng hành vi này khi chó còn nhỏ sẽ không gây nên tổn thương và khó chịu cho chủ nhân. Việc ngứa răng của chó là một sự phát triển tự nhiên, chính vì vậy bạn không thể sử dụng biện pháp mạnh với chúng được.

Chó hay cắn tay chủ do nổi giận

Thi thoảng những chú cún có cơn nổi giận bất thường. Những cơn giận giữ này thường xảy ra khi bạn đang khiến cún phải làm một việc gì đó mà chúng không thích. Có thể là những việc rất đơn giản như là giữ cún yên ở một vị trí hoặc sờ vào vị trí mà chúng cảm thấy khó chịu. Những cơn giận dữ bất thường này cũng có thể xảy ra khi chơi đùa hăng hái quá mức.

Cơn giận dữ bất thường này nghiêm trọng hơn là việc cắn, gặm khi chơi. Nhưng nhiều khi không dễ dàng để bạn có thể phân biệt được 2 tình huống. Trong phần lớn các trường hợp, một chú cún cưng khi chơi sẽ thả lỏng cơ thể và khuôn mặt. Lớp da ở mõm cún có thể nhăn, nhưng bạn sẽ không thấy sự căng thẳng trên các cơ ở trên mặt.

Nếu cún của bạn có một cơn tức giận, cơ thể của chúng trông dường như cứng lại. Chúng có thể nhếch mép lên để nhe răng hoặc gầm gừ. Trong phần lớn các trường hợp, vết cắn sẽ đau hơn nhiều so với vết cắn gặm khi chúng đang chơi với bạn.

Cách trị tật gặm cắn của chó

Dạy chó cắn gặm nhẹ nhàng

Nếu chó hay cắn tay chủ hoặc bất kì đồ đạc gì trong nhà, hãy dạy cún cắn yêu nhẹ nhàng khi chơi đùa với chúng. Dù chỉ là cắn yêu nhưng chúng cũng sẽ dùng một lực rất mạnh. Chúng không biết da người dễ bị thương. Chính vì vậy, việc dạy cún cắn nhẹ nhàng là điều cần thiết. Khi cún cưng được học cách kiểm soát lực cắn. Chúng sẽ cắn nhẹ hơn rất nhiều vì sợ sẽ làm chúng ta bị thương.

Điều bạn muốn dạy cún cưng qua bài học này là khi chúng hành xử nhẹ nhàng thì sẽ được quan tâm. Nếu không thì chúng sẽ không được chơi với bạn nữa. Kiên trì với quá trình này cho đến khi chú cún cưng của bạn biết được cách cư xử nhẹ nhàng và bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề bị cún cắn đau nữa.

Sử dụng đồ chơi cho chó cắn gặm

Mỗi khi chó hay cắn tay chủ, hãy sử dụng đồ chơi hay cục xương để gây sự chú ý của chúng. Những món đồ chơi cho chó cắn gặm sẽ giúp chúng cảm thấy thích thú. Cún cưng sẽ quên việc đang chơi đùa với tay của bạn. Khi chơi đùa với thú cưng, ưu tiên chơi những trò mà chúng không chạm vao bạn như kéo co, bắt gậy, ném bóng.

Nếu cún ngoạm vào chân hay quần áo bạn thì hãy lấy đồ chơi nhử trước mặt chúng. Nếu chúng không ngoạm chân bạn nữa, hãy thưởng cho chúng một mẩu thức ăn. Nếu chúng vần tiếp tục ngoạm chân bạn thì hãy lơ chúng đi từ 30 tới 60 giây.. Sau khoảng thời gian ngắn đó hãy tiếp tục chời đùa cùng chúng.

Những chú chó khi được bạn vuốt ve, âu yếm thường cắn yêu bạn như để cám ơn. Khi cún khó chịu vì không được ngoạm tay bạn, hãy làm chúng lơ đãng bằng cách cho chúng ăn ở tay còn lại. Điều này khiến chúng dù không ngoạm tay bạn nhưng vẫn hài lòng.

Chơi với chó cưng

Khi chú chó của bạn đã kiệt sức sau một khoảng thời gian vui chơi và hoạt động thì đó cũng là thời điểm chúng ngoan ngoãn và nghe lời nhất. Vì thế bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho chúng bằng những hoạt động như: Đi dạo, tập thể dục, chơi đùa… đều đặn đặng hằng ngày.

Điều này không chỉ làm tiêu hao năng lượng của chúng mà còn giúp phát triển mối quan hệ giữa bạn và chú chó của mình. Tuy nhiên, không nên dùng tay để kích thích chúng. Những chú chó hay cắn tay chủ nguyên nhân cũng là do người chủ chơi đùa không đúng cách.

Tạo môi trường thân thiện với những chú chó khác

Phần lớn hoạt động chó cắn gặm là các hành vi bình thường. Tuy nhiên, một số chú chó sẽ cắn khi thấy sợ hãi hoặc bối rối. Và loại cắn này có thể là dấu hiệu của sự hung dữ trong tương lai. Bạn không nên chủ quan khi thấy chú chó của mình cắn gặm rất nhiều.

Hãy tạo cơ hội cho những chú chó hay cắn tay chủ chơi đùa với những chú chó khác. Vì điều này tốt cho sự phát triển của cún và chúng sẽ không làm phiền bạn nhiều nữa. Việc làm quen và tiếp xúc với những người bạn sẽ giúp chúng cảm thấy vui vẻ và thân thiện hơn.

Sử dụng thuốc xịt với những chú chó hay cắn tay chủ

Nếu cún cưng vẫn cảm thấy thích thú và liên tục cắn tay bạn, tốt nhất hãy sử dụng sản phẩm phun tạo mùi vị ngăn thú cưng tới gần. Chỉ cần phun thuốc lên người bạn và quần áo trước khi chơi đùa cùng chúng. Chúng sẽ cảm thấy khó chịu khi cắn đồ có phun thuốc và hãy thưởng khi chúng không cắn nữa. Sau 2 tuần bạn sẽ thấy cún cưng bỏ được tật cắn gặm tay.

Sử dụng xương cho chó gặm

Tác dụng của xương gặm cho chó

Sử dụng xương gặm cho chó phương pháp an toàn giúp hạn chế hành vi gặm cắn của chó con. Xương gặm sạch răng cho chó sẽ giúp chó cải thiện sức khỏe răng miệng. Khi gặm xương, răng ma sát nhiều với xương sẽ làm các mảng bựa răng của chó rơi ra.

Đồng thời răng của chó cũng được mài mòn. Nhờ vậy có thể kiểm soát sự hình thành cao răng và duy trì nướu khỏe mạnh. Hành vi chó hay cắn tay chủ cũng được cải thiện đáng kể. Xương gặm sạch răng còn được thiết kế phù hợp với cấu trúc hàm của loài chó và tránh những tổn thương trong quá trình nhai gặm. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại sản phẩm này.

Các loại xương gặm cho chó

Hiện nay, tại Longkhanhpets.com có nhiều loại xương gặm canxi cho chó với thành phần nguyên liệu từ da trâu và da bò thật. Thích hợp với những người bạn 4 chân có niềm đam mê cắn gặm:

  • Xương cho chó Orgo: Hiệu quả dinh dưỡng cao tăng cường thể chất, bổ sung canxi. Răng nướu chắc khỏe, giảm hình thành mảng bám cao răng và làm sạch răng. Có thể sử dụng cho ăn trực tiếp hoặc cũng có thể làm đồ ăn thưởng cho chú chó của bạn. Sản phẩm chứa những thành phần từ tự nhiên, không chất bảo quản.
  • Xương cho chó làm sạch răng Vegebrand: Giúp loại bỏ 99% những mảng bám răng cứng đầu, làm giảm mùi hôi miệng. Ngăn chặn hành vi cắn phá của chó cưng.
  • Xương cho chó BBN: Duy trì hơi thở thơm tho, sạch sẽ của chó cưng. Tăng cường canxi giúp răng và xương luôn chắc khỏe.
  • Xương cho chó làm sạch răng Spirit: Hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe thường ngày của thú cưng. Kích thích chó ăn ngon miệng. Bổ sung canxi cho răng và xương chắc khỏe. Khắc phục hiệu quả tình trạng chó cưng cắn phá đồ đạc trong nhà
  • Xương cho chó gặm Chewy: Thúc đẩy hệ tiêu hóa và tránh được những bệnh về đường ruột. Giúp đẹp da và lông trở nên mềm mượt hơn. Có khả năng loại bỏ các vi khuẩn gây hôi miệng. Giúp chú chó của bạn sẽ rất thích thú khi nhai.

Các loại xương cho chó gặm có rất nhiều vị khác nhau như: vị thịt vịt, gà, thịt hun khói, thịt bò, vị sữa… Bạn có thể dựa vào sở thích của thú cưng để lựa chọn. Đối với chó con nên mua những miếng xương nhỏ để chúng dễ dàng cắn gặm hơn.

Bài huấn luyện dành cho những chú chó hay cắn tay chủ

Bước 1: Chơi với chó và “dụ” nó cắn

Khi chó cắn tay chủ, bạn sẽ kêu lên, âm thanh có thể to và sắc: “A, đau”. Sau đó lập tức đứng dậy và ngưng chơi với nó, nó sẽ hiểu hành động đó là sai trái. Nếu bạn dùng clicker khi huấn luyện chó con, bấm clicker ngay khi chó nhả tay bạn ra hoặc ngưng cắn, bạn có thể thưởng thêm cho nó nếu muốn.

Bước 2: Để tay thả lỏng khi chó con cắn bạn

Khi chó con cắn bạn không nên giật tay lại do đau, mặc dù rõ ràng đó là phản ứng tự nhiên, nhưng có thể khuyến khích chó con chơi thô bạo hơn và tiếp tục cắn. Khi tay bạn di chuyển, bạn đang khuyến khích chó săn mồi. Điều này sẽ khiến chó muốn tiếp tục cắn bạn. Mặt khác, một cánh tay thả lỏng sẽ ít thú vị khi chơi hơn.

Bước 3: Chơi với chó con một lần nữa

Nếu nó lại bắt đầu cắn, hãy hét lên, không phải để chúng sợ mà là để chúng biết được việc làm của chúng gây tổn thương cho bạn. Sau đó hãy khiển trách nó nặng hơn một chút. Lặp lại các bước này không quá 3 lần trong thời gian 15 phút.  Ngưng một lúc với phản ứng của bạn nếu một mình việc hét không có tác dụng.

Khi chó con cắn bạn, hét thật lớn và lấy tay ra để ra hiệu rằng việc chơi đùa đã kết thúc. Sau đó phớt lờ chó con trong thời gian ngắn (khoảng 20 giây). Sự cô lập thể chất ra khỏi đàn truyền đi một thông điệp mạnh mẽ đến chó con rằng nó đã cư xử không đúng.

Sau 20 giây, quay lại và bắt đầu chơi lại với chó con. Bạn cần truyền thông tin rằng chơi nhẹ nhàng thì được khuyến khích nhưng chơi mạnh thì không được. Bạn có thể nói chuyện nhẹ nhàng với nó cũng là một cách rất hay.

Bước 5: Giảm sức chịu đựng với độ mạnh của vết cắn

Nếu bạn bắt đầu giao tiếp rằng cắn mạnh là không được chấp nhận, chó con của bạn sẽ cố gắng cắn nhẹ hơn. Tiếp tục ngăn cản những lần cắn mạnh nhất sau đó. Và cứ như vậy, cho đến khi nó có thể cắn tay bạn nhẹ nhàng và biết điều chỉnh lực cắn.

Quá trình này có thể mất một thời gian dài, đặc biệt với những giống có tính săn mồi cao. Phương pháp sẽ có hiệu quả, nhưng bạn có thể nhận được nhiều vết cắn trong quá trình huấn luyện. Bạn cũng có thể đeo găng tay để hạn chế vết thương. Thực hiện bài tập thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn chặn hành vi chó hay cắn tay chủ. Hoặc cắn với lực rất nhẹ.

Chú ý, bài tập cần kiên trì vì đôi khi chó con sẽ không hiểu được nội dung bạn muốn truyền tải. Vì vậy, hãy dành chút ít thời gian để hướng dẫn chúng. Sau đó, chúng sẽ nhanh chóng nghe lời bạn răm rắp.

Lưu ý về hành vi chó hay cắn tay chân chủ

  • Tránh ngọ nguậy ngón tay trước mặt chó chơi đùa tát mõm của nó: Những hành động này có thể sẽ khuyến khích chú chó của bạn cắn tích cực hơn.
  • Nếu chó con đang cắn đừng kéo đi: Kéo đi tay bạn sẽ được coi là một trò chơi. Kiểu như kéo co.
  • Tránh hét lên lớn tiếng theo kiểu bạn bị đau: Nếu cún con đang cắn tay hoặc chân bạn, hãy giữ bình tĩnh và cố gắng không biểu lộ cảm xúc. Việc la hét sẽ khiến cún cưng tiếp tục ở trạng thái căng thẳng hoặc duy trì hành vi hung dữ.
  • Đừng làm đau cún con: Hãy tiếp tục giữ chúng một cách chắc chắn. Nhưng không giữ chặt hay siết chặt hơn bằng lực quá lớn cho đến chúng ngừng vùng vẫy. Sau khi cún đã yên lặng 1, 2 giây, hãy thả chúng ra.
  • Nhờ sự giúp đỡ từ chuyên gia: Nếu thói quen chó hay cắn tay chủ hình thành trong một thời gian dài, hãy tìm tới sự trợ giúp của những người có kinh nghiệm. Có thể là bác sĩ thú y, người huấn luyện chó… Hành vi cắn khi phản kháng nếu lặp đi lặp lại không phải là hành vi mà khi lớn lên cún có thể mất đi. Chính vì vậy, cần tìm ra nguyên nhân chính xác và ngăn chặn kịp thời.

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về chó mèo thì hãy truy cập vào petmart.vn để có thể tìm được nhiều bài viết hữu ích. Đồng thời cũng đừng quên chia sẻ kinh nghiệm thực tế bạn có với cún cưng của mình nhé! Chúc các bạn thành công trong việc nuôi dạy thú cưng của mình.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn