Chó bị động kinh là điều không hề ai mong muốn ở tất cả các chủ nuôi thú cưng. Và cũng cực kì may mắn khi tỉ lệ chó bị động kinh chiếm rất nhỏ. Chỉ từ 0.5 – 5% theo thông tin của bài viết mà Longkhanhpets.com sẽ chia sẻ dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Tìm hiểu về bệnh động kinh ở chó
Bệnh động kinh ở chó là gì?
Bệnh động kinh ở chó là một triệu chứng của rối một loạn chức năng thần kinh tiềm ẩn xảy ra ở não. Chúng thường tương ứng với một đợt phóng điện bất bình thường của các Nơron thần kinh nằm trên một diện tích ít hay nhiều của vỏ não.
Các triệu chứng thay đổi tuỳ theo vị trí và diện tích của vùng não bị ảnh hưởng. Biểu hiện thấy được là các triệu chứng về thần kinh. Ở chó, tỷ lệ chó bị động kinh có thể từ 0,5% và 5,7%. Đến nay vấn đề này vẫn chưa được làm rõ.
Chính vì thế có nhiều ý kiến cho rằng chó bị động kinh chủ yếu là do di truyền. Vì vậy, đôi khi động kinh là vô căn hay không thể xác định được nguyên nhân. Như vậy, từ một quan điểm lâm sàng, trong trường hợp động kinh thật, thì chúng ta điều trị chỉ là điều trị triệu chứng.
Độ tuổi của chó có khả năng mắc bệnh động kinh
Động kinh ở chó được xác định là các dấu hiệu thoáng qua do hoạt động thần kinh quá mức hoặc đồng bộ bất thường trong não. Bệnh động kinh đề cập đến ít nhất hai cơn động kinh không cách nhau hơn 24 giờ.
Tỷ lệ mắc bệnh động kinh lớn hơn đáng kể ở chó thuần chủng so với chó lai. Chó đực thường bị ảnh hưởng nhiều hơn con cái. Phần lớn những con chó bị động kinh có cơn động kinh đầu tiên từ 1 đến 5 tuổi. Động kinh thường xảy ra nhất khi chó đang nghỉ ngơi hoặc ngủ. Thường vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Nguyên nhân chó bị động kinh
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị động kinh khác nhau. Từ những kiến thức về nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh và tìm ra khả năng chữa trị. Từ những nguyên nhân đó chúng ta có thể có được những cách phòng ngừa bệnh động kinh cho chó.
Tuy nhiên, có những nguyên nhân liên quan đến cấu trúc cơ thể không thể phòng ngừa được. Các nguyên nhân có thể phòng ngừa được là do nhiều căn bệnh khác nhau gây ra.
- Khuyết tật não bẩm sinh.
- Con vật bị bẩm sinh thiếu men Phenylalamine Hydroxylase. Không có men này thì Acid Phenyllalamine sẽ không bị phá vỡ và có thể gây tổn thương cho não. Acid này có trong Protein động vật.
- Các khối u não, ấu sán não, tai biến, viêm tắc động mạch não…
- Bị thương ở thời điểm gần sinh. Chó bị động kinh thường bắt đầu ở giai đoạn sơ sinh.
- Nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não, viêm não…)
- Chó bị động kinh do các bệnh nội khoa: tim suy, thận suy, urê cao, ngộ độc các loại.
- Do rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, hạ Canxi huyết, thiếu Pyridoxin (B6), rối loạn nước, điện giải.
- Đột quỵ hoặc thiếu máu thoáng qua.
Tuy nhiên, trong một số hội chứng di truyền của một số giống chó, động kinh chỉ biểu hiện như là một triệu chứng của rối loạn chức năng thần kinh.
Các loại động kinh ở chó
Có ba loại động kinh chó, thường được các nhà nghiên cứu phân loại là động kinh một phần, co giật toàn thân và co giật thứ phát.
Chó bị động kinh toàn thân ở chó ảnh hưởng đến cả hai bên não và toàn bộ cơ thể. Động kinh có thể trông giống như giật hoặc co giật ở cả bốn chi và khiến chó mất ý thức.
Chó bị động kinh một phần ở chó chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của não. Và có thể biểu hiện một vài cách khác nhau, nhưng thông thường sẽ tiến triển thành động kinh toàn thân trong suốt cuộc đời của chó. Khi một chú chó bị động kinh, co giật một phần, chỉ có một chi, một bên của cơ thể, hoặc chỉ khuôn mặt sẽ bị ảnh hưởng.
Một số giống chó bị động kinh do di truyền
Động kinh di truyền có thể bắt gặp ở nhiều giống chó nhất định. Những giống chó này nên được kiểm tra bệnh động kinh và chẩn đoán trước khi có ý định nuôi lấy giồn. Các giống dễ bị động kinh bao gồm:
- Chó Beagle
- Chó Keeshond
- Chó chăn cừu Tervuren
- Chó Golden
- Chó Labrador
- Chó Vizsla
- Chó săn
Các đặc điểm liên quan đến động kinh di truyền thường biểu hiện từ 10 tháng đến 3 tuổi. Nhưng cũng có nhiều trường hợp phát hiện sớm nhất là 6 tháng và muộn nhất là 5 năm.
Các biểu hiện khi chó bị động kinh
Những chú chó bị động kinh thường hay có những dấu hiệu nhận biết sau:
- Tự nhiên miệng hả ra, khạc khạc như mắc cổ hoặc nghẹn.
- Sau đó lăn ra, tay chân bắt đầu co giật, miệng sùi bọt.
- Nhiều khi đi tiêu tiện tại chỗ luôn.
- Sau khi co giật là đi không vững, bước đi lọang chọang, quay vòng vòng…
Một số chú chó có thể trông choáng váng, có vẻ không ổn định hoặc bối rối. Hoặc nhìn chằm chằm vào không gian trước khi lên cơn. Sau đó, bị mất phương hướng hoặc bị mù tạm thời.
Nên làm gì nếu thấy chó bị động kinh?
Sơ cứu cho chó bị động kinh
Đầu tiên, bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh. Nếu chú chó của bạn ở gần thứ gì đó có thể làm tổn thương nó hãy cố gắng dùn mọi cách đẩy nó ra xa.
Chú ý tránh xa miệng và đầu chó, nó có thể cắn bạn. Đừng bỏ bất cứ thứ gì vào miệng của nó. Chó không thể nghẹn lưỡi giống như con người.
Nếu cơn động kinh kéo dài hơn một vài phút, chú chó của bạn có thể bị nóng. Bật một cái quạt trên người chó của bạn và đặt nước lạnh lên bàn chân để làm mát. Nói chuyện với chú chó của bạn nhẹ nhàng để trấn nó. Sau đó gọi bác sĩ thú y tới khi cơn động kinh kết thúc.
Đưa chó tới gặp bác sĩ thú y
Nếu chú chó của bạn bị co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc lên cơn nhiều lần liên tiếp hãy đưa nó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Cơn co giật càng kéo dài, nhiệt độ cơ thể của chó càng cao và chú có thể bị khó thở. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương não. Bác sĩ thú y của bạn có thể cho chú chó IV Valium để ngăn chặn cơn động kinh.
Chẩn đoán cho chó bị động kinh
Động kinh vô căn được chẩn đoán bằng cách loại trừ các bệnh mắc phải khác cũng có thể biểu hiện co giật. Một cơ sở dữ liệu để chẩn đoán bệnh động kinh ở chó tối thiểu bao gồm:
- Xét nghiệm máu
- Phân tích sinh hóa.
- Phân tích nước tiểu rất hữu ích để loại trừ các bệnh hệ thống cơ bản khác bên ngoài não.
- Chụp X-quang.
- Phân tích dịch não tủy có thể hỗ trợ chẩn đoán và loại trừ bệnh viêm.
Dựa trên những kết quả trên có thể tìm ra được những bệnh đang tiềm ẩn trong cơ thể chó. Là một trong những nguyên nhân khiến chó bị động kinh. Đồng thời, nếu tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ thú y sẽ có phương pháp để chữa bệnh cho thú cưng một cách phù hợp nhất.
Điều trị cho chó bị động kinh
Hầu hết các phương pháp điều trị cho chó bị động kinh là ngoại trú. Lưu ý rằng hầu hết những chú chó sử dụng thuốc chống động kinh dài hạn đều có xu hướng tăng cân. Vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ trọng lượng của chú chó của bạn và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để có kế hoạch ăn kiêng nếu cần thiết.
Trong một số trường hợp, một số thủ tục y tế bao gồm phẫu thuật để loại bỏ các khối u có thể góp phần gây co giật. Một số loại thuốc Corticosteroid, thuốc chống động kinh và thuốc chống co giật cũng có thể giúp giảm tần suất các cơn động kinh. Loại thuốc được cung cấp sẽ phụ thuộc vào loại động kinh mà chú chó mắc phải. Đồng thời cũng phải dựa trên tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác của chó. Ví dụ như bệnh tật.
Chăm sóc cho chó bị động kinh
Theo dõi quá trình điều trị cho chó
Điều trị sớm và chăm sóc đúng cách rất quan trọng đối với sức khỏe của chó. Những con chó nhỏ tuổi có nhiều nguy cơ mắc các dạng nghiêm trọng của bệnh động kinh. Bao gồm cả động kinh có nguyên nhân và do di truyền.
Hãy chắc chắn rằng bạn đưa chó đến bác sĩ thú y sớm nếu bạn nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh động kinh của chó. Hoặc bất kỳ loại bệnh nào khác. Bác sĩ thú y có thể xác định phương pháp xử lý tốt nhất cho thú cưng của bạn.
Nếu chú chó của bạn đang có chứng động kinh hãy tiến hành điều trị lâu dài cho chúng. Đó là điều cần thiết để theo dõi mức độ điều trị của thuốc trong máu.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho chó phù hợp
Chẳng hạn, những chú chó được điều trị bằng Phenobarbital phải được theo dõi hồ sơ hóa học máu và huyết thanh sau khi bắt đầu trị liệu trong tuần thứ 2 và 4. Các mức thuốc này sau đó sẽ được đánh giá sau 6 – 12 tháng. Sau đó tiến hành thay đổi nồng độ huyết thanh cho phù hợp.
Theo dõi cẩn thận những chú chó già bị suy thận đang điều trị bằng Kali Bromide. Bác sĩ thú y có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống cho những chú chó này. Đảm bảo thức ăn cho chó đủ chất dinh dưỡng và duy trì sức khỏe cho chó tốt nhất.
Phòng tránh chó bị động kinh
Bệnh động kinh vô căn là do bất thường di truyền. Vì vậy, rất khó để có thể ngăn chặn điều này. Chú ý tới những giống chó có nguy cơ mắc bệnh động kinh đã kể ở trên. Đối với một số giống chó có ý định sinh sản, hãy kiểm tra sức khỏe cho chúng thật tốt. Đảm bảo chó bố, chó mẹ khỏe mạnh. Không gây ảnh hưởng tới những thế hệ sau.
Tránh điều trị cho chó bằng Kali Bromide. Vì nó có thể dẫn đến co giật. Nếu chú chó của bạn đang dùng thuốc để kiểm soát chứng động kinh đừng đột ngột ngưng thuốc. Vì điều này có thể làm nặng thêm và bắt đầu khiến chó bị co giật.
Hiện nay, một trong những biện pháp khả thi nhất là tiêm Vaccine phòng bệnh đầy đủ, nhỏ thuốc phòng ngừa ve rận, tẩy giun cũng như cách chăm sóc thú cưng đúng cách sẽ giúp chó cún cưng có sức đề kháng và khỏe mạnh hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng động kinh của chó. Hy vọng thông qua đây bạn có thể biết cách chăm sóc và đề phòng bệnh động kinh cho chó cưng. Mọi thắc mắc bạn có thể gửi về Fanpage của Longkhanhpets.com để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc bạn và cún cưng luôn khỏe mạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét