Đội săn bắt chó thả rông và những điều bạn cần phải biết

Đội săn bắt chó thả rông được thành lập từ năm 2000 dưới sự quản lý và giám sát của Trạm phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật trực thuộc Chi cục thú y thành phố. Đội săn bắt chó thường bắt đầu đi ra quân từ khoảng 4h sáng tới tối từ thứ 2 đến thứ 6 trên khắp các quận trong thành phố để gom bắt chó.

Vậy nhiệm vụ chính của họ là gì? Trách nhiệm của chủ chó ra sao? Đây là một bài viết mà Longkhanhpets.com gồm nhiều câu hỏi và câu trả lời xung quanh vấn đề triển khai đội săn bắt chó. Các bạn yêu chó nên đọc và tự phân tích việc xử lý chó thả rông dựa theo quan điểm của mình nhé.

Đội bắt chó thả rông sẽ làm gì chó của bạn?

Nếu chó không có vòng đeo cổ, không có ai đến chuộc, họ sẽ thiêu hủy những chú chó bắt được sau 24 giờ. Còn đối với chó có vòng đeo cổ, họ sẽ để các bé lại lâu hơn một chút. Và nếu cũng không có ai đến chuộc, họ cũng sẽ thiêu hủy các em luôn (Theo nguồn tin chưa xác thực từ câu lạc bộ Thú cưng trên Facebook thì đội săn bắt chó sẽ giữ các em chó đẹp giống đắt tiền lại đem bán. Còn các em chó ta, chó lai bình thường sẽ bán vào các quán thịt cầy).

Cái giá mà đội săn bắt chó đưa ra để chuộc chó là 200.000/ bé nếu có sổ khám bệnh và giấy chích ngừa dại. Còn không có sổ thì tiền phạt lên đến 1 triệu đồng. Nhiều trường hợp đội săn chó bắt chó ngay trước mặt chủ. Dù là lúc đó chó đang được chủ nhân dẫn đi vệ sinh hay đi dạo… Vì vậy, các bạn cần tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc sau đây trước khi dẫn chó đi ra khỏi nhà:

  1. Chó phải có vòng cổ, dây dắt chó, có bảng tên số điện thoại càng tốt (mua tại đây )
  2. Chó phải được khớp rọ mõm (mua tại đây )
  3. Chó phải có sổ khám bệnh và giấy chích ngừa dại.

Tại sao bắt chó thả rông chơi trước cửa nhà, vỉa hè

Luật quy định ra đường là phải xích, rọ mõm với chó dữ. Vậy chó ngồi trên vỉa hè, không nằm trong sổ đỏ nhà bạn về diện tích sử dụng. Chó chạy trong hẻm không phải đất sở hữu riêng của cá nhân. Không có xích, rọ mõm thì đều được gọi là thả rông. Cho dù có vòng cổ, vòng cổ chỉ chứng minh có chủ sở hữu chó, không phải chó hoang. Theo luật xử lý chó hoang và bắt chó thả rông nên sẽ bị bắt hết.

72h là tiêu huỷ, làm sao biết chú chó đã bị bắt

Vậy bạn có quan sát chó nhà bạn khi thả ra không? Không quan sát thì bạn có đảm bảo chó bạn 100% không cắn bậy. Bạn đảm bảo nó sẽ không chạy lung tung, bất ngờ phi ra đường và gây tai nạn không? Nếu bạn nói không biết ai bắt chó thả rông thì chó bị bắt là lỗi tại bạn. Còn địa chỉ đội bắt chó thả rông đã có. Nếu trong 72 tiếng bị bắt: địa chỉ có, giờ làm việc có, số điện thoại có… bạn không lên kịp là do bạn. Không ai mất chó mà yên lòng chờ 72 tiếng cả.

Tại sao không nuôi như nước ngoài, chờ chủ đón?

Chuồng giữ chó của đội săn bắt chó rất nhỏ và không đủ thức ăn để nuôi. Và hiển nhiên chó bạn sẽ không có bò, heo, gà vịt mà ăn. Ở nước ngoài có các hội cứu trợ hỗ trợ. Đa phần là tổ chức phi chính phủ, tự phát. Họ sẽ hỗ trợ cứu các bé sau khi hết thời gian. Và chính họ cũng bị quá tải.

Tại Việt Nam cũng có, nhưng chính người Việt chỉ ham nhận nuôi chó đẹp, chó kiểng. Số lượng các bé chó ta bị bỏ rơi rất nhiều và rất ít người nhận nuôi. Chính tổ chức PETA – một tổ thức thần thánh chuyện yêu thương chó mèo và động vật khi quá tải cũng buộc phải loại bỏ, bạn có thể tìm hiểu thêm. Tránh nói chỉ có ở Việt Nam.

Tìm hiểu quy định bắt chó thả rông

Trước khi tìm hiểu vấn đề gì đó, bạn nên đọc, hiểu kĩ luật. Nếu chó trong nhà có xích, rọ mõm mà bị giật trên tay là sai. Nhưng bạn phải đúng thì bạn mới được bảo vệ. Nếu chú chó của bạn bị phạm luật từ trước thì bạn bị phạt là đúng rồi. Còn nếu khi bị bắt, bạn hãy cập nhật luật ngay. Cứ đúng luật mà nộp phat. Xử lý chó thả rông có chích dại thì nộp đúng. Nếu chó không có thì nộp lên đến 2.500.000 đồng. Không nên biện minh cho việc vô trách nhiệm của mình.

Tại sao lại xử lý chó thả rông như vậy?

Nếu không làm thì chó dại cắn sẽ thành đại dịch. Không kiểm soát thì số chó hoang sẽ gia tăng, tai nạn xe do chó phi qua đường nhiều hơn, trẻ em bị chó cắn, chó ỉa hôi thối khắp nơi… Bạn yêu chó thì cũng có người không yêu. Bạn không sợ thì có người sợ… Ý thức khi nuôi chó của bạn ở đâu? Chó bạn nuôi chỉ hiền với bạn, còn các con vật khác, hoặc người khác thì bạn chưa chắc nhé.

Tình trạng chó đi vệ sinh bậy trong hẻm, lề đường, bị hàng xóm mua bả về đánh chết là có. Tình trạng chó cắn người, người bị cắn tiêm phòng dại yêu cầu được thanh toán lại viện phí như người nuôi không có ý muốn thanh toán, dẫn đến xung đột mâu thuẫn  là có. Chó Pitbull cắn người chết cũng là có…. Vậy nếu cứ thả rông chó như vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm.

Chế tài với người ăn thịt chó? Trộm chó thì sao?

Bạn có chấp nhận tăng thuế để bảo đảm cơ sở vật chất của trại kiểm soát động vật thả rông không? Kể cả bạn có, những người không thích động vật thì họ không đồng ý. Bạn yêu thích là quyền của bạn. Quyền của bạn không phải quyền của tất cả người dân. Với bạn chó là gia đình, với người khác có thể chó là gì đó đáng sợ. Nhiều người nuôi chó cũng bị nhiều vấn đề. Nhưng tất cả bắt buộc tôn trọng những người khác vì đó là cách sống văn minh.

Chuộc chó gấp tại đội săn bắt chó Lý Chính Thắng

Nếu chó của bạn bị bắt thì các bạn đừng nên chống cự vô ích vì đội săn bắt chó thả rông đi rất đông và được đào tạo nghiệp vụ hẳn hoi. Có cả phóng viên báo chí và công an đi cùng hỗ trợ tác nghiệp nữa. Cách duy nhất mà các bạn có thể làm là chạy theo xe hoặc tới địa chỉ của đội săn bắt chó ngay để làm thủ tục chuộc chó. Và bạn phải chuộc chó GẤP bởi vì:

  1. Lúc đó chó vẫn còn đang trên xe của đội săn bắt chó, dễ nhận dạng, dễ tìm lại được.
  2. Làm thủ tục sẽ nhanh hơn.

Nếu các bạn để lâu rất khó nhận dạng chó của bạn trong vô số con khác bị nhốt. Thủ tục khi để lâu sẽ rất phiền phức. Bạn sẽ bị hỏi những câu hỏi như: Mất ngày nào? Quận nào? Đoạn đường nào? Mấy giờ? Cún như thế nào? Đực hay cái?…

Lưu ý đội săn bắt chó thả rông sẽ bắt chó của bạn mà không cần thông báo. Vậy nếu lỡ không thấy các bé, chủ nhân cần đến Đội săn bắt chó thả rông địa chỉ số 252 Lý Chính Thắng, Quận 3 để tìm các bé ngay.

Nguy cơ có thể xảy ra khi chó bị nhốt ở trại của đội săn bắt

Chuồng nhốt chó được xây bít bằng tường, cách cửa ra vào nửa mét. Ở dưới có 1 cái lỗ chó cho chó chui ra chui vào. Trong 1 phòng nhốt sẽ có vài cái lỗ chó như thế, trong 1 cái lỗ chó có xấp xỉ cả chục chú chó. Phòng hôi hám, bẩn thỉu, tối om.

Khi bạn đến nhận dạng chó, bạn chỉ được đứng ở cửa ra vào với tấm ngăn qua bụng của bạn. Và bạn phải kêu tên chú chó của bạn. Nó sẽ chạy từ các lỗ chó ra để bạn bắt. Việc chuộc chó rất khó khăn và vất vả, thủ tục cũng sẽ rất lâu. Thật sự lúc này chỉ là cầu may cho chú chó của bạn nghe giọng bạn mà chạy ra thôi chứ không phải qua bước nhận dạng chó nữa.

  • Thức ăn cho chó là đồ ăn thừa phơi khô không đảm bảo. Nếu chó của bạn ở trong trại chỉ 1 ngày thôi, bạn chuộc về nguy cơ chết cũng vẫn rất cao nếu nó ăn phải thức ăn không đảm bảo.
  • Nguy cơ nhiễm bệnh khi phải ở chung với nhiều chú chó khác.
  • Chó có thể cắn nhau mà chết.
  • Bạn để chó lâu thì chi phí chuộc sẽ tăng lên theo số ngày giam chó.
  • Chó của bạn có khả năng sẽ bị thiêu hủy hoặc đưa ra khỏi trại nhốt sau 24 giờ.

Trách nhiệm của người nuôi chó

  1. Đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.
  2. Xích, nhốt hoặc giữ chó. Đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.
  3. Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
  4. Tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y.
  5. Vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho chó  phải có trong Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và phải được bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc của cơ quan thú y.
  6. Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng cho chủ vật nuôi có chó, mèo đã được tiêm phòng theo quy định. Chủ vật nuôi phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y.

Kết luận

Quy định bắt chó thả rông vẫn đang là vấn đề nóng mà dư luận quan tâm hiện nay. Có nhiều ý kiến đồng tình với quy định này nhưng cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Tuy nhiên đây là một quy định có rất nhiều mặt tích cực như nhằm hạn chế tai nạn giao thông, bệnh dại, làm cho đường phố sạch sẽ hơn vì hạn chế các chất thải do chó, mèo thả rông gây ra.

Vì vậy để đảm bảo cho cún cưng của bạn an toàn. Cách tốt nhất khi các bạn dắt cún đi dạo, đi vệ sinh phải trang bị cho chúng vòng cổ và dây dắt. Và đặc biệt không thể thiếu đó là rọ mõm.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn