Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị chó bị táo bón

Chó bị táo bón kéo theo nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Bệnh táo bón ở chó không hiếm gặp mà nó thường xuyên xảy ra nếu như bạn không có cách chăm sóc chó một cách hợp lý và điều độ. Vậy đâu là những nguyên nhân khiến chó bị táo bón? Và cách chữa táo bón ở chó ra sao? Chúng ta cùng Longkhanhpets.com tìm hiểu và tham khảo một số thông tin ngay sau đây.

Dấu hiệu nhận biết chó con bị táo bón

Những chú chó bị táo bón thường có dấu hiệu khó khăn khi đi đại tiện. Dù đã mất rất nhiều thời gian để đi vệ sinh nhưng cuối cùng không “đi” được. Hoặc chỉ ra 1 ít phân khô cứng. Phân thường bị dính xung quanh hậu môn. Việc này khiến chúng “đi” khó khăn hơn. Đặc biệt khó khăn đối với một số giống chó con lông dài như Poodle, Colie… Một số ít trường hợp phân cũng có thể dính chất nhầy.

Khi chó bị táo bón cố rặn sẽ gây ra đau đớn. Nhiều chú cún có thể bỏ ăn, nôn, bụng cứng và trướng lên, hậu môn sưng tấy và lồi ra. Có những chú cún còn bị chảy máu hậu môn. Cần đưa chúng tới gặp bác sĩ thú y để được kiểm tra kịp thời.

Chó bị táo bón có ảnh hưởng gì?

Đối với chó, bạn có thể nhận biết và quan sát phân để có thể suy đoán được tình trạng sức khỏe của chúng như thế nào. Có nhiều căn bệnh ở chó, thường biểu hiện một cách rất rõ rệt thông qua phân mà chúng thải ra bên ngoài.

Với chó khỏe mạnh, sức khỏe bình thường thì phân chó thường có màu vàng gụ cho đến màu vàng đậm. Phân có thể ở dạng cứng hay mềm còn tùy thuộc vào độ tuổi của chó, chế độ ăn uống hàng ngày. Các bạn có thể nhận biết và suy đoán được một phần nào đó tính trạng hiện tại của chó ra sao. Nếu phân chó có dạng lỏng hoặc kèm theo một số dấu hiệu bất thường có thể cún đã bị bệnh.

Chó bị táo bón thường gây khó khăn cho việc đi vệ sinh. Thậm chí có thể bỏ ăn. Chúng có thể cảm thấy bị đau rát, đau quặn thắt ở bụng và vùng hậu môn. Khi đi vệ sinh, chó thường có biểu hiện luống cuống và không thể nào thải phân ra một cách nhẹ nhàng được.

Tình trạng chó bị táo bón cũng tương đối nguy hiểm nếu bạn không chữa trị kịp thời. Để tránh được chứng bệnh táo bón ở chó, bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống của cũng như chế độ tập luyện vận động hằng ngày.

Chó con bị táo bón do môi trường bên ngoài

Chó con bị táo bón có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có 2 nguyên nhân điển hình nhất được chia ra là do nguyên nhân từ môi trường bên ngoài tác động. Và do chính sự ảnh hưởng từ bên trong cơ thể chó.

  • Chó bị nhốt và xích quá lâu: không được giải phóng kịp thời nên thường xuyên phải nhịn. Việc này xảy ra nhiều lần lặp đi lặp lại như thế cũng làm chó bị táo bón. Đơn giản vì phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khô cứng lại do quá trình hấp thụ lại nước. Đây là lí do chính khiến chó bị táo bón
  • Chó bị táo bón có thể là do nuốt phải các dị vật: xương, thực vật, đất, sỏi/đá có thể khiến phân to lên, khô đanh lại và gây táo bón
  • Chế độ ăn cũng ảnh hưởng lớn đến phân của chó: Nếu bạn cho chó ăn quá nhiều hoặc quá ít chất xơ chúng cũng có thể bị bệnh

Chó bị táo bón do ảnh hưởng từ bên trong cơ thể

Đôi khi chó bị táo bón do ảnh hưởng từ chính bên trong cơ thể của nó. Những nguyên nhân và nguồn gốc này thường khó nhận biết hơn so với việc chó bị táo bón do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Sau đây, petmart.vn có thể đưa ra một vài nguyên nhân từ bên trong làm chó bị táo bón cục bộ.

Các cơn đau bất chợt

Chó cảm thấy đau đớn ở hậu môn, vùng gần hậu môn hoặc các chấn thương chỉnh hình. Có thể do tác động mạnh, áp-xe tuyến hậu môn. Ngoài ra, viêm khớp cũng khiến cho các tư thế ngồi của chó trở nên khó khăn. Từ đó khiến chó ngần ngại trọng vệ sinh và bị táo bón.

Tắc ruột

Quá trình đào thải phân cũng có thể bị trì trệ bởi khối u. Chúng gây ra sự đau, rát, vướng víu. Lông tóc quấn sít vào nhau, đóng thành búi lông lớn gây tắc ruột. Thường xảy ra ở chó mèo lông dài. Đó là còn chưa nói đến các biến dạng nội tạng.

Thoát vị xương chậu

Tuyến tiền liệt phình to cũng dẫn tới táo bó.  Xương chậu rạn nứt thì sau khi bình phục, khung xương sẽ hẹp hơn. Tác động xấu tới đại tràng, hạn chế lưu lượng phân đi qua đó.

Thần kinh cơ

Cũng có thể là nguyên nhân khiến chó bị táo bón. Rối loạn thần kinh cơ làm suy yếu chức năng của đại tràng. Dị tật cột sống, đĩa đệm bất thường ở khu vực gần xương chậu gián đoạn quá trình đào thải phân.

Rối loạn tiêu hóa

Suy tuyến giáp hoặc suy thận có thể làm cho việc tiết dịch tiêu hóa bất ổn định và mất cân bằng điện giải. Sự mất cân bằng này gây mất nước, giảm co cơ ruột. Kết quả là chó bị táo bón do phân bị trữ quá lâu trong ruột.

Thuốc gây nghiện làm chó bị táo bón

Nếu thuốc kháng sinh khiến chó bị tiêu chảy . Thì những thuốc có chất gây nghiện như thuốc giảm đau cũng có thể gây chứng táo bón ở chó.

Chăm sóc khi chó bị táo bón

Cho thú cưng ăn cháo thịt xay với rau mồng tơi hoặc rau khoai. Nếu chó không chịu ăn rau thì bơm nước rau khoai hoặc mồng tơi cho uống. Cho ăn thêm sữa chua để tốt cho tiêu hóa. Thường xuyên xoa, vuốt bụng để tiêu hóa dễ hơn. Kiêng đồ ăn nóng, cay…

Vệ sinh khu vực hậu môn nếu thấy phân dính vào lông. Tốt nhất nên cạo sạch lông quanh khu vực hậu môn để không gặp phải tình trạng trên. Chải lông chó cún cưng thường xuyên cung giúp hạn chế việc chó bị táo bón. Khi chó liếm lông có thể nuốt theo lông rụng. Phần lông này có thể không được tiêu hóa dẫn tới tình trạng khó đi vệ sinh.

Nếu đã thử những cách trên mà không được thì phải đem đi bệnh viện thú y để thụt. Không nên tự ý xử lý một mình. Bạn có thể vô tình gây ra những tổn thương khác cho thú cưng của bạn.

Chữa bệnh cho chó bị táo bón

Có nhiều cách chữa chứng táo bón ở chó rất hiệu quả. Việc chữa táo bón ở chó bạn có thể cho chó ăn tức thời 1 quả trứng gà sống. Đồng thời không cho ăn bắt cứ gì khác.

Hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn kết hợp với việc sử dụng thuốc xổ trọng/ ống thụt giúp cún giải thoát khối lượng phân đóng cứng ngắc trong ruột. Lưu ý là không nên tự làm việc này ở nhà. Quá trình theo dõi cẩn trọng sẽ giúp bạn nhận ra các thành phần gây ra táo bón. Cân bằng điện giải để chống mất nước cũng rất quan trọng.

Tham khảo một số lưu ý sau đây để có cách phòng tránh tốt nhất:

  • Đi khám định kỳ kiểm tra sức khỏe cho chó. Điều này tốt cho việc phát hiện hiện ra các bệnh ở chó sớm nhất. Ví dụ như các vấn đề về tuyến giáp suy nhược, rối loạn tuyến tiền liệt, thoát vị. Sự xuất hiện của các khối u nhọt. Hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh dẫn đến chứng táo bón ở các cún cũng sẽ dễ dàng được phát hiện hơn.
  • Cho chó ăn một chế độ giàu chất xơ hơn. Bí ngô, các loại lúa mì, cám đều là những nguồn cung cấp chất xơ cần thiết.
  • Bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho chúng uống hàng ngày.
  • Cần có những thời gian tập luyện và vận động cho chó để giảm stress, tăng cường sức khỏe.

Phòng ngừa chó bị táo bón

Bệnh táo bón ở chó thông thường do thức ăn và chế độ chăm sóc không hợp lý. Chính vì vây, bạn cần quan tâm hơn tới khẩu phần ăn của chúng. Tăng cường và bổ sung chất xơ hợp lý. Không quá ít cũng không quá nhiều. Có thể tham khảo theo chỉ định của các bác sĩ thú y.

Đưa thú cưng đi dạo thường xuyên, vận động giúp cho hệ thống các cơ quan hoạt động linh hoạt hơn trong đó có hệ thống đường ruột. Một điều hết sức quan trọng nữa là cung cấp đủ nước uống cho vật nuôi. Đặc biệt là khi sử dụng thức ăn hạt dạng khô chó chó.

Có thể kết hợp trộn thức ăn khô và pate để tăng thêm độ ẩm cho thức ăn. Đồng thời giúp cún cưng ăn uống ngon miệng hơn. Khi phát hiện bất cứ biểu hiện bất thương nào cần qua sát và theo dõi kịp thời. Tránh để chó bị táo bón dài ngày sẽ gây khó chịu và rất khó để điều trị.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Nhãn

icon zalo