Chó là loài động vật ưa hoạt động. Chúng luôn muốn được vui chơi, chạy nhảy, nô đùa với bạn. Hoặc chơi đùa với những chú chó khác ở bên ngoài. Để sinh hoạt thuận tiện, cần có một bàn chân chó khỏe mạnh, đặc biệt là xương chân. Vậy làm thế nào để chăm sóc bàn chân chó luôn chắc khỏe?
Nhiều chú chó ban đầu vẫn hoạt động, chạy nhảy bình thường. Nhưng sau một thời gian thấy chúng đi bộ không vững, hoặc đang đi thì bị té ngã. Đây tuy không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, cũng sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Thậm chí cún cưng của bạn có thể sẽ bị liệt. Thông tin dưới bài viết Longkhanhpets.com chắc chắn sẽ có ích với bạn.
Cấu tạo của bàn chân chó
Nguồn gốc của từ “paw” (chân) vẫn chưa rõ ràng. Ban đầu nó được gọi là “pauta” trong nền văn hóa Gallo-Roman. Vào cuối thế kỷ thứ 14, người Pháp gọi nó là “patin”, nghĩa là chiếc guốc, một loại hình của giày.
Theo các bác sĩ thú y, bàn chân của chó được cấu tạo đặc biệt, giúp chúng đào bới và di chuyển dễ dàng trên các loại địa hình khác nhau. Cơ thể một con chó có khoảng 319 chiếc xương. Trong đó một vài chiếc xương dành riêng cho phần chân. Ngoài xương, bàn chân của chó còn bao gồm da, gân, dây chằng, mạch máu và mô liên kết.
Bàn chân chó được cấu tạo từ 5 bộ phận chính: móng chân, lớp đệm ngón chân, lớp đệm xương bàn chân, huyền đề, lớp đệm cổ chân. Các lớp đệm ngón chân và đệm xương bàn chân có chức năng giảm xóc. Giúp bảo vệ xương và khớp xương ở bàn chân. Lớp đệm ở cổ chân hoạt động như hệ thống phanh khi con chó di chuyển trên đường dốc và trơn.
Những lớp đệm này được hình thành từ mô mỡ, giúp bảo vệ các mô khác nằm ở sâu bên trong chân khỏi nhiệt độ khắc nghiệt. Lớp đệm giúp bảo vệ bàn chân chó khi đi trên địa hình gồ ghề, đồng thời cũng giúp chúng phân biệt giữa các loại địa hình khác nhau. Bàn chân chó có các tuyến mồ hôi giúp làm mát, giữ cho lớp đệm dưới chân không quá khô. Chúng cũng có thể tiết mồ hôi khi con chó rơi vào trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng.
Đặc điểm các ngón chân chó
Chó là loài động vật đi bằng đầu ngón chân. Vì vậy xương ngón chân của chó hết sức quan trọng. Ngón chân của chó tương ứng với ngón tay và ngón chân của con người. Tuy nhiên chúng không thể cử động thoải mái và dễ dàng như con người.
Huyền đề được cho là vết tích còn lại của ngón chân cái. Chúng thường được người nuôi chó loại bỏ để tránh va đập. Mặc dù huyền đề không có nhiều chức năng để di chuyển và đào bới, tuy nhiên chó vẫn sử dụng huyền đề của mình, ví dụ như giữ thức ăn chặt hơn bằng chân để nhai.
Giống chó Great Pyrenees vẫn sử dụng huyền đề ở phía sau để giữ ổn định khi di chuyển trên địa hình gồ ghề, không bằng phẳng và thường có huyền đề kép trên hai chân sau. Nhiều giống chó ở vùng có khí hậu lạnh như St.Bernard và Newfoundland có diện tích bàn chân lớn. Giúp chúng bước đi tốt hơn trên tuyết và băng.
Hình dáng bàn chân chó
Trong tất cả các giống chó thì Newfoundland có ngón chân dài nhất. Sau đó là giống chó Labrador xếp ở vị trí thứ hai. Một số giống có bàn chân giống chân mèo, tròn và nhỏ gọn. Giúp tiết kiệm năng lượng, nâng đỡ và tăng sức chịu đựng của chúng. Các giống chó có kiểu chân mèo là Akita, Doberman pinscher, Schnauzer, Kuvasz. Một số giống chó có bàn chân giống chân thỏ. Hình thon dài với hai ngón chân giữa dài hơn các ngón chân bên ngoài. Các giống chó có kiểu chân thỏ là Samoyed, Bedlington terrier, Skye Terrier.
Bàn chân chó thỉnh thoảng phát ra một loại mùi đặc biệt giống như mùi của món ngô chiên. Hương thơm này có nguồn gốc từ vi khuẩn và nấm. Thông thường không dẫn đến những biến chứng bệnh tật cho chó. Mát xa chân cho chó sẽ giúp chúng thư giãn và thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Các lớp đệm phía dưới bàn chân nên được mát xa trước các ngón chân.
Nguyên nhân làm tứ chi và bàn chân chó tổn thương
Bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây xem chúng bị tổn thương ở đâu. Ngoài da hay bên trong, có phải do tiêm vacxin gây nên không hay là do thiếu canxi. Ngã trên sàn nhà trơn trượt dẫn đến viêm xương khớp… Các nguyên nhân có thể xảy ra là:
- Chúng thường xuyên đi bộ ở những nơi cỏ dày, rậm rạp. Khi đó không thể lường trước được trong lớp cỏ có lẫn vật thể gì gây tổn thương tứ chi và móng chân chó hay không.
- Hoạt động quá nhiều so với mức độ cho phép
- Chó hay có hành động đào đất. Khi được vui chơi trong công viên hay những chỗ có đất tơi xốp, chúng hay lấy chân để đào. Điều này có thể khiến móng chân chó bị tổn thương.
- Liếm chân quá nhiều
- Chân có hiện tượng sưng, viêm loét. Thậm chí chảy máu do sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Phần đệm bàn chân chó tự nhiên dày lên, đi lại gây khó khăn.
Kiểm tra tứ chi và móng chân của chó
- Đầu tiên, phải xác định xem chúng có bị đau hay không? Khi dắt chó đi dạo chúng có giao lưu với những chú chó khác không? Phải quan sát xem bàn chân chó có bị viêm nhiễm gì không? Có các triệu chứng như co giật, chuột rút không?
- Thứ hai, phải xem xem có phải vacxin có tác dụng phụ không. Nhiều chú chó sau khi tiêm chủng xong, sẽ có những biểu hiện kháng thuốc. Đi lại khó khăn. Dần dần không có khả năng đi lại. Rất khó phục hồi. Những lúc thế này, bạn hãy mang cún cưng đến bác sĩ thú y để kiểm tra rõ tình hình.
- Thứ ba, nếu do thiếu hụt canxi, phải bổ sung canxi cho chó kịp thời. Thiếu canxi có thể khiến chó bị hạ bàn. Tuy nhiên, không nên quá nôn nóng mà bổ sung quá nhiều làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn. Cho chúng ăn sử dụng sản phẩm có hàm lượng canxi cao như sữa dê… Nhưng cũng nên cảnh giác một chút với các sản phẩm này.
Ví dụ như sữa bò tuy có hàm lượng canxi tương đối cao những lại khiến hệ thống tiêu hóa của cún cưng gặp vấn đề. Gây ra các hiện tượng như tiêu chảy, nôn mửa… Tốt nhất để đảm bảo an toàn, hãy cho chúng uống sữa dê. Bên cạnh đó, bổ sung hải sản, rong biển, tôm, thịt bò, trứng gà và các loại đậu. Chúng cũng cung cấp lượng canxi cần thiết mà lại tốt cho cơ thể.
Hãy chú ý, bổ sung canxi một cách từ tốn. Cơ thể hấp thụ dễ dàng và hiệu quả hơn. Tránh cho chó cưng tiếp xúc với mặt sàn, mặt đất trơn trượt. Về lâu về dài, chúng sẽ mất khả năng đứng vững. Đặc biệt là trên các mặt sàn lát gạch. Khi móng và bàn chân chó cưng không có đủ ma sát để đứng vững.
Sử dụng xịt rửa bàn chân cho chó
Xịt rửa chân chó Trixie có tác dụng loại bỏ bụi bẩn và vi trùng. Đặc biệt khi chúng bám ở chân, kẽ chân chó. Phòng tránh được những bệnh ngoài da ở mặt trước và sau của thú cưng. Giúp chăm sóc chó sạch sẽ và luôn khỏe mạnh sau khi vui chơi bên ngoài hoặc sau khi huấn luyện. Với công thức tự nhiên, dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái sau khi sử dụng.
Xịt rửa chân cho chó rất tiện lợi với bình xịt nhỏ gọn. Bạn có thể mang theo mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa có thể tiết kiệm nhiều thời gian cho cả bạn và thú cưng. Là cách vệ sinh bàn chân cho chó được những người nuôi chó sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể mua sản phẩm này tại cửa hàng thú cưng Longkhanhpets.com.
Cách làm sạch lông chân chó bằng khăn ướt
Nếu 2 bàn chân chó chỉ bám 1 ít bụi, khăn ướt sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch bàn chân của chúng. Tất nhiên bạn cần lựa chọn nhãn hiệu không chứa các thành phần hóa học gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Bạn có thể sử dụng khăn ướt dành cho trẻ em hoặc giấy vệ sinh ẩm để làm sạch bụi bẩn. Bạn có thể mang theo khăn ướt mỗi khi dắt chó đi dạo để sử dụng khi cần thiết.
Nếu chân chó bị ướt, bạn có thể lau khô bằng khăn tắm. Chú ý không để được chân cjos bị ẩm ướt quá lâu. Nó khiến chó bị viêm da, nấm da. Đây là cách làm sạch lông chân chó bị bẩn và làm khô chúng nhanh nhất. Sử dụng khăn khô để lau chân cho chó giúp ngôi nhà bạn luôn sạch sẽ, khô ráo. Với cách làm sạch lông chân chó bằng cách này chỉ phù hợp với những vết bẩn nhẹ và không bết dính.
Rửa sạch bàn chân chó bằng nước ấm
Nếu chân của chó có bùn hoặc những mảnh vụn bị mắc kẹt giữa các đệm chân hoặc kẽ chân. Bạn cần phải làm sạch lông chân chó bằng vòi xịt hoặc bồn rửa. Nếu chân chó có những chất dính đặc biệt, bạn cần phải rửa thật kỹ.
Đối với những giống chó nhỏ, bạn có thể rửa chân chúng ở bồn rửa hoặc bằng một cốc nước. Đối với giống chó lớn hơn, bạn cần dùng vòi xịt và sữa tắm của chúng để rửa. Đặc biệt với những giống chó nhiều lông. Đừng quên bạn cần làm sạch cả lông chân chó, ngón chân, móng chân của chúng.
Một số chú chó có bàn chân rất nhạy cảm. Chắc chắn bạn cũng không muốn nhìn thấy chó liếm bàn chân đầy bùn đất. Hãy rửa và lau sạch các ngón chân cũng như miếng đệm. Việc này giúp chó tránh khỏi những kích ứng không đáng có. Bạn có thể hình thành thói quen này cho chó ngay từ nhỏ.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc lông, da hiệu quả. Tránh việc cún cưng nhà bạn liếm chân thường xuyên. Thỉnh thoảng hãy mát xa chân cho chúng. Đặc biệt là phần các khớp chân, để các khớp chân hoạt động linh hoạt và dễ dàng.
Đối với các giống lông dài, bạn cần cắt lông xung quanh bàn chân chó. Những vết bẩn có thể sẽ tích tụ tại các kẽ chân hoặc lông gây ra sự khó khăn trong di chuyển. Thậm chí có thể hình thành vi khuẩn. Tuy nhiên, việc cắt lông gần các miếng đệm sẽ dẫn đến việc tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn gây ăn mòn trên da, kích ứng…
Cắt móng chân cho chó định kỳ. Tránh việc móng gây trầy xước da, cũng như cản trở quá trình vận động mỗi ngày. Bạn có thể dùng đồ chuyên dụng như kìm bấm móng cho chó. Tránh cắt sâu quá khiến chó cưng bị chảy máu.
Vệ sinh các vết cắt trên bàn chân chó
Sau khi chó đi dạo, hãy nên kiểm tra chân của chúng. Có thể có những vết trầy xước, vết cắt bị sưng hay không. Vết thương phần đệm chân có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, như dẫm phải mảnh kính vỡ, mảnh vụn hoặc đinh… Mặc dù có thể chỉ là những vết thương rất nhỏ, nhưng chúng có thể khiến bàn chân chó bị viêm loét. Nếu không được nhanh chóng phát hiện và điều trị có thể gây nguy hiểm.
Các vết thương có đường kính nhỏ hơn 1cm có thể được làm sạch bằng dung dịch kháng khuẩn và quấn bằng băng sạch. Nếu vết thương sâu hơn bạn cần đem cún đến cơ sở thú ý gặp bác sĩ để được sơ cứu và hướng dẫn chăm sóc cần thiết.
Tuy nhiên, việc đầu tiên bạn cần giải quyết là rửa bàn chân chó bằng nước ấm. Điều này để chắc chắn rằng các mảnh vụn được loại bỏ. Đồng thời giúp bạn dễ dàng kiểm tra những vết thương của chó hơn. Sau đó, hãy rửa sạch vết thương bằng chất khử trùng. Sau khi lau chùi và làm khô chân, dùng một lượng nhỏ thuốc sát trùng thoa lên vết thương của chó con. Lưu ý hạn chế để chó chạy ra ngoài cho đến khi vết thương lành hẳn.
Dùng kem bôi dưỡng ẩm cho bàn chân chó
Kem bôi bàn chân cho chó với tinh chất sáp từ mật ong có tác dụng trong việc chăm sóc và bảo vệ lòng bàn chân. Tránh nứt nẻ, khô ráp. Có thể diệt trừ vi khuẩn và virus chó mang từ bên ngoài về một cách triệt để. Công thức chăm sóc bàn chân cho chó:
- Sát khuẩn làm sạch: Làm sạch những phần mẫn cảm giưa các ngón chân hiệu quả.
- Hiệu quả nhanh chóng: Thao tác đơn giản tiện lợi, sau khi sử dụng sẽ không vật sót lại.
- Bảo vệ dưỡng ẩm: Ngăn ngừa những vết thương nhỏ trên bàn chân bị nhiễm trùng nghiêm trọng hiệu quả.
- Bảo vệ môi trường: Thành phần hoạt tính tự nhiên, có thể bị thực vật phân giải.
Như vậy, có rất nhiều cách làm sạch lông chân chó mỗi khi bẩn. Dù nắng hay mưa, cún cưng vẫn có những lúc dạo chơi bên ngoài trời. Tuy nhiên, cát bụi hoặc đất đá có thể khiến bàn chân của chó bị kích ứng. Làm sạch lông chân và bàn chân chó cưng sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi những tác động ngoài ý muốn.
Đồng thời giúp nhà bạn sạch sẽ hơn. Hy vọng với những cách làm sạch lông chân và bàn chân chó sẽ giúp ngôi nhà của bạn sạch sẽ hơn. Đồng thời giúp thú cưng luôn khỏe mạnh không bị mắc các bệnh về da. Chúc bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét