Giống chó Doberman hay Doberman Pinscher. Là một giống chó lớn được nuôi để giữ nhà, bảo vệ hoặc làm chó nghiệp vụ. Doberman, Rottweiler và Becgie Đức là 3 giống chó nổi tiếng nhất của Đức. Những giống chó này được nuôi phổ biến trên toàn thế giới.
Chó Doberman có mặt ở Việt Nam từ khoảng 10 năm trước và nhanh chóng gây sốt. Doberman là một trong số ít những giống chó được đặt theo tên người. Bài viết này, Longkhanhpets.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc và sự phát triển của giống cho đặc biệt này.
Nguồn gốc giống chó Doberman Pinscher
Quá trình phối giống Doberman Pinscher
Lịch sử lai tạo ra giống Doberman cho đến nay vẫn là một điều bí ẩn. Louis Doberman (1834 – 1894), sống ở vùng Apolda, nước Đức, được coi là người đã sáng tạo ra giống chó này. Nhưng thực ra, một người bạn của ông, Otto Goeller mới là người đặt tên cho giống này.
Sau khi theo dõi quá trình phối giống chó Doberman trong một thời gian dài, chính Goeller là người đã tiến hành công việc chọn lọc nâng cao chất lượng cho giống chó. Không ai biết đích xác giống chó Doberman đã được tạo ra như thế nào. Nhưng hiện nay nhiều chuyên gia cùng đồng ý rằng Doberman Pinscher là hậu duệ của các giống chó sau:
- Rottweiler.
- German Pinscher.
- Manchester Terriers.
- German Short Haired Pointer.
- Great Dane hoặc GSD cũng có thể đóng góp một phần nào đó trong việc tạo ra Doberman.
Quá trình phát triển
Năm 1899, Otto Goeller thành lập “National Doberman Pinscher Club” ở Apolda, Đức. Cùng trong năm đó, một bảng tiêu chuẩn cho giống Doberman đã được công bố. Cơ cấu tổ chức của CLB và các quy định tiêu chuẩn đã vạch ra một định hướng rõ ràng cho giống chó mới và đảm bảo được việc nhân giống thuần chủng trong các thời kỳ tiếp theo.
Doberman Pinscher là một loài chó mới, nhưng chúng đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Chó Pharaoh Hound đã có từ 5000 năm, hoặc Mastiff đã có từ thời Cesar (55 trước CN), Akita có nguồn gốc từ TK16 tại Nhật Bản. Nhưng Doberman Pinscher chỉ cần không đến một thế kỷ để trở thành một trong những giống chó hàng đầu. Sánh ngang với các giống chó cổ đại và nổi tiếng nhất.
Chó Doberman xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỷ 19. Chúng là giống chó cỡ lớn, lông ngắn, thuộc dòng chó săn. Giống chó Doberman có tính cách năng động, thân thiện, kiên định và rất nhạy bén, ít khi bị kích động, rất bình tĩnh và biết tuân lệnh chủ nhân.
Đặc biệt giống chó này rất thích chơi với trẻ em. Chó Doberman thường được sử dụng làm chó nghiệp vụ trong quân đội và cảnh sát. Chúng có thân hình to lớn, rắn chắc và đầy năng lượng. Giống chó này cần được nuôi trong không gian rộng, vận động thường xuyên. Chúng không thích hợp cho những căn hộ chật hẹp.
Đặc điểm của giống chó Doberman thuần chủng
Phần thân trên
Phần sọ: Nhìn từ trên đỉnh đầu, sọ thuôn nhọn thành hình nêm. Khi nhìn từ phía trước, đỉnh sọ gần như phẳng và không xuôi về phía hai tai. Mũi và mõm, lỗ mũi nở, có xu hướng mở rộng hơn là có hình tròn. Phần cánh mũi mở rộng nhưng không gồ lên.
Má, hàm/răng: Má cần phải khít chặt và nằm sát với hàm để đảm bảo khít chặt với khoé mép. Sắc tố ở phần mép có màu tối. Hàm trên và hàm dưới nở rộng, mạnh mẽ. Có đủ 42 răng nằm đúng vị trí. Kích thước trung bình và cắn hình cắt kéo.
Mắt, tai: Có kích thước trung bình, hình oval và có màu tối. Mi mắt khép chặt. Mi mắt cần phải có lông bao phủ. Tai giống chó Doberman thuần chủng nằm cao. Dựng thẳng và được cắt ngắn bớt cho tương xứng với kích thước đầu.
Cổ và vai: Cổ cần phải dài, cân xứng với kích thước thân mình và đầu. Cổ khô cứng, sắc nét và cơ bắp. Vai cần phải nổi bật, cả về độ cao và chiều dài. Đặc biệt là đối với chó đực do vai quyết định độ dốc của sống lưng, tính từ chóp vai tới mông.
Chân trước: gần như thẳng tắp. Xương bả vai nằm sát với lồng ngực. Cả hai đầu xương bả vai đều rất phát triển. Xương bả vai nằm xiên đến mức tối đa có thể và gập rất rõ rệt. Góc giữa xương bả vai và đường nằm ngang vào khoảng 45 độ.
Phân thân dưới
Lưng: ngắn và chắc chắn, rộng vừa phải và rất cơ bắp.
Hông: rộng vừa phải và rất cơ bắp.
Mông: hơi xiên nhẹ, dạng tròn, không thẳng cũng không dốc. Chiều dài và độ sâu của ngực cần phải tỷ lệ hài hoà với chiều dài thân mình.
Đùi trên, khớp đùi dưới: Dài và to rộng, cơ bắp phát triển mạnh. Đùi trên gập góc rõ ràng so với khớp xương chậu. Góc tạo với phương nằm ngang vào khoảng từ 80° tới 85°. Khớp đùi dưới chắc khoẻ. Được tạo thành giữa đùi trên đùi dưới và khớp xương nối.
Khớp cổ chân và bán chân sau: Có chiều dài trung bình và nằm song song với nhau. Khớp đùi dưới nối với cổ chân tại khớp cổ chân và tạo thành góc 140°. Cổ chân sau ngắn và thẳng góc với mặt sàn. Bàn chân sau tương tự như chân trước. Các ngón chân ngắn, cong và khép chặt. Móng chân ngắn và đen.
Lông và màu lông: Lông ngắn, cứng và rậm rạp. Lông nằm sát và mượt, đồng đều trên toàn thân. Không có lớp lông lót. Giống chó Doberman thuần chủng lông có màu đen hoặc nâu, với các vệt khoang màu vàng rỉ sắt rõ ràng và gọn ghẽ. Các vệt khoang này nằm ở mõm, má, trên mi mắt, dưới cổ họng. Hai vệt khoang ở phần ức trước ngực, tại cổ chân trước, cổ chân sau và bàn chân, mặt trong đùi trên, cẳng chân và phần dưới đuôi.
Đuôi
Những chú chó Doberman điển hình có đuôi rất ngắn. Thực tế đuôi chúng dài hơn những giống chó khác. Nhưng đuôi của Doberman được cắt vài ngày sau khi được sinh ra. Lý do của việc này là Doberman với đuôi ngắn (gần như cụt) là một điển hình về giống chó Doberman, do người tạo ra giống chó này là ông Louis Doberman đã mường tượng ra.
Đặc điểm này còn làm cho Doberman trông ngầu và dữ dằn hơn. Lý do khác là vấn đề công việc khi Doberman làm nhiệm vụ của chó cảnh sát là bắt cướp. Kể tấn công có thể dễ dàng nắm đuôi chó và điều đó trở thành một điểm yếu.
Còn lý do khác nữa là đuôi chó dễ bị gãy nếu để bình thường. Một khi đã gãy thì rất khó chữa và sẽ gây đau đớn cho chúng. Tuy vậy, vẫn có một số ít người muốn Doberman với cái đuôi nguyên vẹn. Thường thì họ phải đặt vấn đề này với người bán sớm.
Màu sắc
Thường gặp nhất là màu đen, đen vàng hoặc thậm chí đôi khi là màu xanh xám, đỏ. Màu lông trắng không được công nhận tại các câu lạc bộ có uy tín. Tuy vậy đôi khi ta có thể gặp những cá thể sinh ra trắng toát (bạch tạng).
Trong thập niên 1970, một con Doberman có màu màu trắng hoàn toàn đã được sinh ra và từ đó di truyền cho các thế hệ con cháu của nó. Thực ra, đó là những con chó mắc bệnh bạch tạng. Mặc dù nhiều người thấy màu lông trắng khá đẹp, nhưng chúng mang nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh ung thư và nhiều bệnh khác.
Những con bạch tạng này cần tránh tối đa tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngày càng có nhiều người kêu gọi ngừng ngay việc chọn giống và thương mại những chú chó bạch tạng. Đó là một hành vi đối xử độc ác của con người đối với vật nuôi. Một vài quốc gia đã ban hành luật cấm việc lai giống chó Doberman trắng. Nhưng cho phép nuôi dưỡng những con Doberman này nếu lai tạo ra các thế hệ bạch tạng tiếp theo.
Chiều cao, cân nặng, tuổi thọ
- Chiều cao: chó đực 66 – 70 cm, chó cái cao 61- 66cm.
- Cân nặng: 30 – 40kg.
- Tuổi thọ: khoảng 13 năm.
Phương pháp xác định chó Doberman lỗi
Bất cứ các điểm khác biệt so với những đặc điểm giống chó Doberman thuần chủng bên trên đều được coi là lỗi. Mức độ nặng nhẹ được đánh giá theo từng lỗi của các bộ phận.
- Đầu: quá nặng, quá nhọn, quá ngắn, quá dài. Điểm gập giữa trán và sống mũi quá rõ hoặc quá thẳng.
- Mũi: gồ, đường viền trên đỉnh sọ không đạt độ dốc. Mắt màu nhạt, má phát triển quá nặng, mép trùng. Mắt quá lồi hoặc quá sâu, tai nằm quá cao hoặc quá thấp, góc mép hở. Cổ hơi ngắn hoặc quá ngắn.
- Thân mình: Lưng không chắc chắn, mông xiên dốc, lưng võng, lưng gù, xương sườn cong quá hoặc không đủ độ cong, ngực không đủ rộng và sâu.
- Khuỷu chân sau: không song song, nằm quá xa hoặc quá gần nhau.
- Bàn chân: xoè rộng hoặc yếu, các ngón chân vẹo vọ, không thẳng, móng chân có màu nhạt.
- Lông: Các vệt màu quá nhạt hoặc không rõ ràng. Các vết khoang màu bị nhoè lẫn.
- Mặt: có màu quá tối. Các chân có mảng màu đen quá lớn. Khoang màu ở ngực lộ quá rõ hoặc quá lớn.
- Lông: dài, mềm, xoăn hoặc xỉn màu. Lông mỏng, có vết màu trắng, có các chỏm lông mọc dài trên người, có lớp lông lót.
- Tính tình: Thiếu sự tự chủ. Tính cách quá dữ dội, quá ngang bướng, dễ bị kích động.
- Kích thước: sai lệch tối đa là 2cm so với tiêu chuẩn sẽ bị đánh giá thấp.
- Di chuyển: cứng nhắc hoặc không nhịp nhàng.
Tìm hiểu đặc điểm tính cách chó Doberman
Được lai tạo hàng thế kỷ để trở thành loài chó canh gác, Doberman có được các phẩm chất lý tưởng cho công việc này. Chúng nhạy cảm, nhiệt huyết, có sức mạnh và sự bền bỉ phi thường. Đây là một trong những giống chó vô cùng thông minh và dễ dạy bảo. Là giống chó trung thành, tận tuỵ và tình cảm, chó Doberman đã trở thành một thành viên chính thức của nhiều gia đình.
Giống chó này cần một người chủ mạnh mẽ, nghiêm minh và quan trọng nhất là không được sợ chúng. Tất cả thành viên trong gia đình cần phải tham gia trong quá trình dạy bảo chúng từ lúc còn nhỏ, nếu không chúng sẽ trở nên không nghe lời.
Giống chó Doberman có bản năng bảo vệ bẩm sinh, chúng không cần thêm những bài tập để rèn luyện kỹ năng này. Cần cho chúng làm quen với các súc vật khác từ lúc nhỏ. Nên tập cho chúng chơi với trẻ nhỏ từ khi còn bé. Việc này sẽ làm tăng thêm tính thân thiện của chúng sau này.
Sự động viên khuyến khích về mặt tâm lý luôn là điều cần thiết đối với giống chó Doberman. Doberman hoàn toàn không phải là loại chó tấn công người. Nó chỉ làm thế khi đã được huấn luyện tấn công. Hoặc khi nó thấy gia đình nó, chủ nó gặp nguy hiểm.
Tiêu chuẩn đánh giá giống chó Doberman
- Mức độ quấn chủ: 20%.
- Mức độ sủa: 20%.
- Mức độ rụng lông: 40%.
- Mức độ mùi hôi: 60%.
- Mức độ dễ làm đẹp: 40%.
- Thân thiện với trẻ em: 20%.
- Thân thiện với động vật khác: 20%.
- Khả năng vận động: 40%.
- Khả năng học hỏi: 100%.
- Mức độ chảy dãi: 20%.
- Khả năng chịu lạnh: 60%.
- Khả năng chịu nóng: 80%.
Môi trường sống của chó Doberman
Chó Doberman được xếp vào nhóm chó lao động, chó nghiệp vụ. Với kích thước lớn và khả năng hoạt động cao, chúng cần một nơi ở rộng rãi và dạo chơi hàng ngày. Chó Doberman không thích hợp để nuôi trong các căn hộ hoặc nhà ở chật hẹp.
Các bệnh thường gặp ở chó Doberman
Nói chung đây là giống chó khoẻ mạnh. Chúng có khả năng bị viêm đốt sống cổ, những căn bệnh liên quan đến di truyền và huyết thống. Dễ bị mắc chứng béo phì khi về già. Các cá thể bạch tạng thường dễ mắc bệnh hơn bình thường. Ví dụ như nhạy cảm với ánh sáng, mắt kém…
Người nuôi muốn chó khỏe mạnh tốt nhất nên cung cấp đầy đủ thức ăn cho chó , bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là Protein, Canxi và Vitamin… Ngoài ra, kết hợp chế độ tập luyện khoa học để chó Doberman có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Giống chó Doberman giá bao nhiêu?
- Giá bán chó Doberman thuần chủng ở Việt Nam khá mềm, trong khoảng 5 – 10 triệu tùy phẩm chất mỗi con. So với thời kì đầu, giá bán giống chó này đã giảm còn một nửa. Do trong nước đã có nhiều trại nhân giống, nên giá đã về đúng với giá trị thực.
- Chó sinh sản trong nước, có giấy tờ VKA có giá 8 – 14 triệu tùy gia phả.
- Chó con có bố mẹ thuộc dòng dõi vô địch, hoặc bố mẹ nhập châu Âu còn đắt hơn nữa. Trung bình 15 – 30 triệu tùy độ khủng của gia phả. Những chú chó như vậy giá cao nhưng rất hiếm, người mua thường phải đặt gạch trước vài tháng.
- Chó Doberman nhập khẩu từ Thái Lan hiện có giá từ 9 – 15 triệu (bao gồm phí vận chuyển).
- Chó con có đầy đủ giấy của Hiệp hội chó giống Thái sẽ có giá khoảng 15 – 25 triệu.
- Chó con nhập từ châu Âu hoặc Mỹ luôn có giá cao nhất. Tính tất cả chi phí, giá bán thường rơi vào 2000 – 2800$.
- Chó nhập châu Âu luôn có gia phả ít nhất 6 đời thuần chủng. Với chó con của cặp bố mẹ từng vô địch dogshow sẽ có giá 3000 – 5000$ tùy độ khủng của gia phả.
Kinh nghiệm chọn mua chó Doberman
Giống chó Doberman được đánh giá là khá khó nuôi, cách nuôi giống chó này tương đối phức tạp. Do đó không phải người nhân giống nào cũng có thể lai tạo được chó thuần chủng và đẹp đúng chuẩn. Khi mua Doberman, bạn không nên mua tại những cơ sở không được kiểm chứng. Rủi ro khi mua chó “trôi nổi” là rất lớn.
Theo một chủ trại chó uy tín, chó giá rẻ thường có sức khỏe rất kém. Có thể chết sau vài ngày về nơi ở mới, hoặc bị các tật di truyền khiến chó phát triển không bình thường. Với dòng chó này, giá thị trường chỉ 5 – 8 triệu đồng. Nhưng chó con rất khó nuôi và dễ chết hơn hẳn.
Để chọn được chú chó khoẻ và đẹp đúng chuẩn, bạn nên tới các trại chó hoặc người nuôi lẻ gần nhà. Yêu cầu xem chó bố mẹ, clip và hình ảnh quá trình phát triển của chó con. Đừng quên xem xét chuồng trại, nơi nuôi dưỡng chó, để xem chó con có được chăm sóc tốt hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét